Luận án Tiến sĩ Kinh tế
Bạn đang loay hoay không biết cách viết luận án Tiến sĩ như thế nào? Làm sao để vận dụng thành thạo tất cả các kỹ năng đặt vấn đề, tư duy, phân tích, phản biện… mà bạn đã tích lũy được trước đó? Cùng eLib tham khảo chuyên mục Luận án Tiến sĩ Kinh tế được chia sẻ dưới đây để nắm vững quy trình viết luận án tiến sĩ cũng như tham khảo thêm các bài luận án tiến sĩ kinh tế mẫu hay nhất nhé! Chúc các bạn thành công!Mục lục nội dung
2. Bố cục bài luận án Tiến sĩ chuẩn nhất
3. Cách viết đề cương luận án Tiến sĩ
3.1 Đề cương nghiên cứu của luận án Tiến sĩ là gì?
3.2 Cấu trúc của đề cương luận án Tiến sĩ
3.3 Quy định hình thức trình bày
4. Hướng dẫn trình bày bài luận án Tiến sĩ
4.3 Bảng biểu, hình vẽ, phương trình
1. Luận án Tiến sĩ là gì?
Luận án tiến sĩ là công trình nghiên cứu thể hiện đẳng cấp trí tuệ vượt trội phải mất nhiều thời gian mới quen được với nhịp nghiên cứu mà trình độ cao của luận án đòi hỏi. Luận án tiến sĩ không phải là các luận văn cử nhân, luận văn thạc sĩ nối dài mà là một đẳng cấp khác hẳn về chất, đẳng cấp hàn lâm. Hiểu và nắm vững những điều sâu xa của các lý thuyết và tầm ứng dụng thực tiễn của chúng không phải là chuyện ngày một ngày hai mà phải trải qua nhiều năm đằng đẵng nghiên cứu, so sánh, đánh giá, trăn trở và tiếp xúc với nhiều trí tuệ đỉnh cao.
Điều sâu xa của luận án tiến sĩ là tạo nên trình độ nghiên cứu khoa học cao, thông qua việc sáng tạo ra những kết quả để hoàn thành luận án tiến sĩ. Phẩm chất trí tuệ đó có thể đào tạo được và có thể vươn tới được. Nghiên cứu hoàn thành luận án tiến sĩ là một công việc có nhiều rủi ro, vì đẳng cấp sáng tạo ở trình độ cao của luận án. Một số lượng lớn nghiên cứu sinh quá hạn vẫn không hoàn thành luận án tiến sĩ được. Điều đó đòi hỏi phải vạch ra được thực chất của luận án tiến sĩ là gì, và làm thế nào để giảm được sự rủi ro không hoàn thành được luận án.
Để hoàn thiện luận án, tác giả phải mất nhiều công sức, lao tâm khổ tứ, độc lập suy nghĩ trong nhiều năm mới đạt được các kết quả khả quan. Trong thời gian đó, tác giả luận án cần phải tham khảo số lượng lớn tài liệu, làm rõ các cơ sở lý thuyết, làm rõ các khái niệm mà luận án dựa vào, làm rõ mối quan hệ giữa các nội dung, thực hiện những nghiên cứu chuyên sâu, sáng tạo ra các ý tưởng mới, rút ra được những luận điểm thể hiện sự độc lập suy nghĩ, đánh giá thực trạng, và từ đó đề ra được các quan điểm, định hướng và giải pháp cho đề tài nghiên cứu.
Khác với các báo cáo công tác, báo cáo tình hình thực trạng, luận án tiến sĩ, đòi hỏi những luận cứ lý giải khoa học, thể hiện chiều sâu, tầm vóc lý thuyết của vấn đề.
Luận án tiến sĩ không phải là các luận văn cử nhân, luận văn thạc sĩ nối dài mà là một đẳng cấp khác hẳn về chất, đẳng cấp hàn lâm. Hiểu và nắm vững những điều sâu xa của các lý thuyết và tầm ứng dụng thực tiễn của chúng không phải là chuyện ngày một ngày hai mà phải trải qua nhiều năm đằng đẵng nghiên cứu, so sánh, đánh giá, trăn trở và tiếp xúc với nhiều trí tuệ đỉnh cao.
Tác giả luận án tiến sĩ phải biết rút ra những kiến giải của riêng mình khi nghiên cứu những lý thuyết khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau, về vấn đề có liên quan đến đề tài, vận dụng những thứ của riêng mình trong việc giải quyết nhiệm vụ mà đề tài đặt ra. Những điều này đòi hỏi tác giả phải dày dạn kinh nghiệm nghiên cứu, và có bản lĩnh khi phát triển sự suy nghĩ độc lập của mình.
Nhiều luận án tiến sĩ mở ra hướng đi mới trong khoa học, thậm chí là đưa ra được lý thuyết mới. Việc biết được những hình thái tư duy hiện đại và những thành quả mới trong nghiên cứu về quá trình tư duy khoa học sẽ giúp rút ngắn tiến trình tích luỹ kinh nghiệm nghiên cứu và hoàn thành luận án tiến sĩ.
2. Bố cục bài luận án Tiến sĩ chuẩn nhất
Luận án được trình bày theo trình tự sau:
- Trang bìa
- Trang bìa phụ
- Lời cam đoan.
- Mục lục (làm mục lục các nội dung của Luận án, chi tiết đến 3 chữ số).
- Danh mục các chữ viết tắt (lập danh mục các từ viết tắt theo thứ tự ABC).
- Danh mục bảng biểu (lập danh mục các bảng biểu theo trình tự xuất hiện trong Luận án).
- Danh mục hình vẽ, đồ thị (lập danh mục các hình vẽ, đồ thị theo trình tự xuất hiện trong Luận án).
- Mở đầu: trình bày tóm tắt luận án, tính cấp thiết của đề tài; mục đích; phương pháp nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
- Tổng quan tình hình nghiên cứu: Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài; nêu những vấn đề còn tồn tại; chỉ ra những vấn đề mà đề tài cần tập trung nghiên cứu, giải quyết.
Nội dung luận án: giới thiệu các chương của luận án.
- Các Chương 1, 2, 3,…: trình bày kết quả nghiên cứu đạt được của luận án.
- Kết luận và kiến nghị: trình bày những phát hiện mới, những kết luận về các nội dung nghiên cứu đã thực hiện; kiến nghị về những định hướng nghiên cứu có thể tiếp tục trong tương lai nhằm phát triển và hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
- Danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu của đề tài luận án: liệt kê các bài báo, công trình đã công bố của NCS về nội dung đề tài luận án theo trình tự thời gian công bố.
- Tài liệu tham khảo: chỉ bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập tới để bàn luận trong luận án. Tài liệu tham khảo sắp xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp,...). Các tài liệu nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC theo họ tên tác giả theo thông lệ của từng nước (tác giả là người nước ngoài xếp thứ tự theo họ; tác giả là người Việt Nam xếp thứ tự theo tên), hoặc tên tổ chức phát hành theo thứ tự abc; tài liệu tiếng Việt đưa lên trước.
- Phụ lục: đưa vào phần phụ lục các nội dung chi tiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ thêm cho nội dung nghiên cứu của luận án do tác giả thực hiện như: mẫu phiếu điều tra, bảng tổng hợp kết quả điều tra,… Số trang của Phụ lục không được nhiều hơn số trang của phần chính của luận án.
3. Cách viết đề cương luận án Tiến sĩ
3.1 Đề cương nghiên cứu của luận án Tiến sĩ là gì?
Đề cương luận án Tiến sĩ là một phác thảo nghiên cứu được thiết kế để:
- Xác định một (hay nhiều) câu hỏi nghiên cứu rõ ràng và một (hay nhiều) phương pháp nghiên cứu để trả lời.
- Đánh dấu tính chất sáng tạo, ý nghĩa quan trọng của nghiên cứu.
- Giải thích làm thế nào kết quả nghiên cứu sẽ thêm vào và phát triển (hoặc thách thức) kiến thức khoa học hiện có trong lãnh vực mà NCS sẽ nghiên cứu.
- Thuyết phục Hội đồng khoa học về tầm quan trọng của nghiên cứu, và lý do tại sao NCS là người thích hợp để thực hiện nghiên cứu đó.
Một đề cương tốt cần bao hàm đầy đủ 4 câu hỏi chính:
- Tôi sẽ làm gì trong nghiên cứu của mình? (What)
- Ai đã nghiên cứu cùng một nội dung và họ đã làm được gì? (Who)
- Làm thế nào để tôi thực hiện được nghiên cứu này? (How)
- Tại sao nghiên cứu nầy là quan trọng đối với cộng đồng khoa học? (Why)
Độ dài về nội dung trong các đề cương nghiên cứu có thể khác nhau, vì vậy điều quan trọng là NCS phải cùng với người hướng dẫn kiểm tra sự giới hạn từ ngữ và những nội dung cụ thể.
3.2 Cấu trúc của đề cương luận án Tiến sĩ
NCS cần kiểm tra cẩn thận từng phần để tìm hiểu các nội dung cần cung cấp hay được yêu cầu. Nói chung, các nội dung sau đây là cần thiết trong một đề cương nghiên cứu:
(Trang bìa): Ghi các nội dung:
- Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh (font 14, in đậm)
- Tên đơn vị đào tạo chuyên ngành (font 14, in đậm)
- Đề cương luận án Tiến sĩ (font 14, in đậm)
- Tên luận án: Tên luận án cần bảo đảm có bao gồm những "từ chủ yếu" (key words) có liên quan đến luận án (nội dung nghiên cứu). Phải chắc chắn rằng tên luận án biểu thị được phương pháp nghiên cứu hoặc những nội dung nghiên cứu chủ yếu. (font 16, in đậm)
- Chuyên ngành, Mã số ngành (font 13, in đậm)
- Tên họ NCS và đơn vị công tác (font 14, in đậm)
- Tên họ Người hướng dẫn (Ghi rõ học hàm, học vị) và đơn vị công tác (font 14, in đậm)
- Năm (font 13, in đậm)
(Từ trang 1 trở đi)
a. Giới thiệu (4-7 trang)
- Đặt vấn đề: Nêu lý do/sự cần thiết để thực hiện đề tài nghiên cứu của luận án.
- Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu: Mục tiêu là để mô tả những gì sẽ làm, làm thế nào để thực hiện và những kết quả gì được mong đợi. Phạm vi nghiên cứu là giới hạn của nghiên cứu, kết quả nghiên cứu có thể áp dụng ở cấp độ nào?
- Ý nghĩa nghiên cứu: Ý nghĩa cụ thể trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, sản xuất, trong các lãnh vực khác,…Cần cho thấy tính mới, sáng tạo (tính mới không phải là nội dung nghiên cứu đã được thực hiện ở nước ngoài bây giờ nghiên cứu áp dụng lại trong điều kiện Việt Nam). NCS cần khảo sát thông tin trong mạng Internet để biết nội dung giống như luận án đã có người thực hiện hay chưa.
- Giả thuyết nghiên cứu: Nếu có. Giả thuyết nghiên cứu đặt ra phải dựa trên quan sát hay cơ sở lý thuyết hiện tại (có thể từ kiến thức kinh nghiệm của NCS, từ kết quả nghiên cứu trước đây, hoặc dựa vào nguồn tài liệu tham khảo). Ý tưởng trong giả thuyết là phần lý thuyết chưa được chấp nhận, có tính tiên đoán cần được chứng minh đúng hay sai. Thí dụ: “Sự yêu thích công nghệ của người dùng Internet tác động cùng chiều đến quyết định hành vi webrooming”. Giả thuyết đặt ra phải liên hệ với mục tiêu nghiên cứu và có thể chứng minh được bằng điều tra, khảo sát, …
- Câu hỏi nghiên cứu: Nếu có, tối đa là 3 câu hỏi. Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để được trả lời bằng các nghiên cứu cụ thể nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu hay/và chứng minh giả thuyết. Các câu hỏi nghiên cứu phải có tính hệ thống chặt chẽ.
- Nội dung nghiên cứu Nêu ngắn gọn các chương của nội dung nghiên cứu chính mà luận án sẽ thực hiện.
- Thời gian thực hiện Ghi rõ tháng, năm.
b. Cơ sở lý thuyết (Khoảng 10 -25 trang, có 2 nội dung chính cần lưu ý)
Tổng quan về tính phù hợp của đề tài nghiên cứu
Trong phần này, NCS cần cung cấp một cái nhìn tổng quan, ngắn gọn về nghiên cứu của NCS và phù hợp với các tài liệu nghiên cứu khoa học hiện có. Xác định càng cụ thể càng tốt các ảnh hưởng hoặc các thảo luận NCS muốn tiếp cận, nhưng cố gắng không để lạc lối vào một bình luận, thảo luận dông dài của các nguồn tài liệu. NCS cần chú ý phác thảo ra bối cảnh mà công việc nghiên cứu của NCS sẽ phù hợp với nó. NCS cũng nên sử dụng phần này để tạo liên kết giữa nghiên cứu của NCS và những nội dung chuyên ngành mà NCS đang tham gia học tập. Lược khảo các nghiên cứu hiện có đang diễn ra trong và ngoài nước và làm thế nào đề tài của NCS có thể bổ sung.
Định vị nghiên cứu
Phần này thảo luận về các tài liệu mà NCS xem là quan trọng nhất cho đề tài, chứng minh sự hiểu biết của NCS về các vấn đề nghiên cứu và xác định những khoảng trống (gaps) hiện có (cả lý thuyết và thực tế) mà nghiên cứu được thiết kế để giải quyết. Cần tiếp cận những vấn đề tổng quát để đi đến những vấn đề cụ thể liên quan đến nghiên cứu. Phần này là một chỉ dẫn và bối cảnh hóa các nội dung cần nghiên cứu của NCS chứ không phải thực hiện một phân tích chi tiết những kết quả, thảo luận trong tác tài liệu khoa học hiện tại. Hạn chế sử dụng các tài liệu như luận văn tốt nghiệp có những nội dung nghiên cứu bước đầu; hạn chế sử dụng các tài liệu tham khảo đã quá cũ (thí dụ, tài liệu kinh tế đã xuất bản từ 20-30 năm về trước), tài liệu từ mạng không rõ tên tác giả và ngày tháng. Nên sử dụng tài liệu gốc của tác giả đầu tiên đã được xuất bản chính thức.
Mô hình và giả thuyết (nếu có), cần được bình luận, giải thích dẫn dắt từ việc tổng hợp lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan. NCS cần chỉ ra được được điểm mới của mô hình nghiên cứu đề xuất.
c. Phương pháp nghiên cứu (Khoảng 7-15 trang)
Cách tiếp cận
NCS cần cho biết luận án dùng phương pháp tiếp cận nào: qui nạp (định tính) hay suy diễn (định lượng), hoặc dùng cả hai.
Phương pháp
NCS cần trình bày các phương pháp cụ thể, không phải phương pháp chung chung; nêu lý do và cơ sở hợp lý cho việc áp dụng những phương pháp này. NCS cần ghi rõ các nội dung thông tin cần điều tra và nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp để có được thông tin cần thiết. Cách thức xác định kích thước mẫu và phương pháp chọn đối tượng vào mẫu cũng cần được mô tả chi tiết. Cần chú ý tính hệ thống, trình tự khi áp dụng các phương pháp nghiên cứu.
NCS cần thuyết phục rằng phương pháp nghiên cứu được chọn là phương pháp phù hợp nhất.
Xử lý số liệu
Trình bày cụ thể phương pháp xử lý số liệu, thí dụ, phân tích phương sai, so sánh giá trị trung bình, phân tích tương quan, hồi quy,...Có thể ghi rõ phần mềm thống kê sẽ sử dụng.
d. Tiến độ thực hiện. Thiết kế ngắn gọn về nội dung thực hiện, dự kiến kết quả và giới hạn thời gian.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo của NCS cần cung cấp cho người đọc về ý thức nắm bắt tài liệu của NCS. Phải chắc chắn các tài liệu tham khảo sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nghiên cứu của NCS. Hãy nhớ rằng, đây không phải chỉ đơn giản là một danh sách thư mục các tài liệu có liên quan. Thay vào đó, tài liệu tham khảo sẽ phản ánh quan trọng việc lựa chọn các tài liệu thích hợp.
Tài liệu tham khảo và trích dẫn phải được trình bày đúng theo chuẩn mực APA hoặc Havard hay Tài liệu Hướng dẫn của Khoa Sau Đại học.
3.3 Quy định hình thức trình bày
- Số trang của đề cương 30-50 trang, cỡ giấy A4.
- Cỡ chữ 13, Times New Roman.
- Giãn dòng 1,5 lines, lề phải 3 cm, lề trái 2 cm, Top: 2 cm, Bottom: 1,5 cm.
- Số trang đánh ở giữa, bên dưới.
- Đóng thành cuốn, bìa mềm.
- Nộp 6 quyển đề cương cho Hội đồng ít nhất là 10 ngày trước khi bảo vệ.
4. Hướng dẫn trình bày bài luận án Tiến sĩ
Luận án phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Tác giả Luận án cần có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của mình. Luận án đóng bìa cứng, in chữ nhũ.
4.1 Soạn thảo văn bản
Sử dụng kiểu chữ Times New Roman cỡ 13 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường; không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1.5 lines; lề trên 3 cm; lề dưới 3cm; lề trái 3.5 cm; lề phải 2 cm.
Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy, từ 1 đến hết (bắt đầu từ phần Mở đầu). Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này.
Thứ tự trang của các thông tin trước phần Mở đầu (lời cam đoan, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, hình vẽ…) đánh số trang theo kí hiệu bằng chữ i (i, ii, iii, iv,…). Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang.
Luận án được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297mm) và có số trang tối đa của LATS có thể có số trang tối đa là 200 trang, không kể phụ lục. Trường hợp số trang của phần phụ lục nhiều thì phụ lục được đóng thành cuốn riêng.
4.2 Tiểu mục
Các tiểu mục của Luận án được trình bày và đánh số và nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1, nhóm tiểu mục 2, mục 1, chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất 2 tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.
4.3 Bảng biểu, hình vẽ, phương trình
Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương (ví dụ hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong chương 3). Mọi bảng biểu, đồ thị lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ (ví dụ: nguồn Bộ tài chính 1996). Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình. Thông thường những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. Các bảng dài có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải tiếp ngay theo phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên.
Các bảng rộng vẫn nên trình bày theo chiều đứng dài 297 mm của trang giấy, chiều rộng của trang giấy có thể hơn 210 mm. Chú ý gấp trang giấy như gấp hình vẽ để giữ nguyên tờ giấy. Cách làm này cũng giúp để tránh bị đóng vào gáy của phần mép gấp bên trong hoặc xén rời mất phần mép gấp bên ngoài. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng các bảng quá rộng này.
Đối với những trang giấy có chiều đứng lớn hơn 297 mm (bản đồ, bản vẽ, CD...) có thể để trong một phong bì cứng đính bên trong bìa sau luận văn.
Các hình vẽ phải được vẽ sạch sẽ bằng mực đen để có thể sao chụp lại; có đánh số và ghi đầy đủ đầu đề; cỡ chữ phải bằng cỡ chữ sử dụng trong văn bản luận văn. Khi đề cập đến các bảng biểu hoặc hình vẽ phải nêu rõ số của hình và bảng biểu đó.
Việc trình bày phương trình toán học trênmột dòng đơn hoặc dòng kép là tùy ý, tuy nhiên phải thống nhất trong toàn luận văn. Khi có ký hiệu mới xuất hiện lần đầu tiên thì phải có giải thích và đơn vị tính đi kèm ngay trong phương trình có ký hiệu đó. Nếu cần thiết, danh mục của tất cả các ký hiệu, chữ viết tắt và nghĩa của chúng cần được liệt kê và để ở phần đầu của luận án.
Tất cả các phương trình cần được đánh số và để trong ngoặc đơn đặt bên phía lề phải. Nếu một nhóm phương trình mang cùng một số thì những số này cũng được để trong ngoặc, hoặc mỗi phương trình trong nhóm phương trình (5.1) có thể được đánh số là (5.1.1), (5.1.2).
4.4 Viết tắt
Không lạm dụng việc viết tắt. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong luận văn. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề hoặc những cụm từ ít xuất hiện. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu có quá nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự A, B, C) ở phần đầu luận văn.
4.5 Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn
Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo của luận văn. Phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả. Nếu sử dụng tài liệu của người khác và của đồng tác giả (bảng biểu, hình vẽ, công thức, đồ thị, phương trình, ý tưởng…) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì Luận án không được duyệt để bảo vệ.
Danh mục tài liệu tham khảo được trình bày theo thứ tự được trích dẫn trong luận án (theo tiêu chuẩn trích dẫn của IEEE). Tài liệu tham khảo bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập trong luận án.
Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết tránh làm nặng nề phần tham khảo trích dẫn.
4.6 Phụ lục
Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc hỗ trợ cho nội dung Luận án như số liệu, biểu mẫu, tranh ảnh… nếu sử dụng những câu trả lời cho một bản câu hỏi thì bản câu hỏi mẫu này phải được đưa vào phần Phụ lục ở dạng nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý kiến; không được tóm tắt hoặc sửa đổi. Các tính toán mẫu trình bày tóm tắt trong các biểu mẫu cũng cần nêu trong Phụ lục của Luận án. Phụ lục không được dày hơn phần chính của Luận án.
5. Danh mục đề tài luận án Tiến sĩ Kinh tế hay nhất
- Giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
- Hoàn thiện chính sách Tài chính tín dụng để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Hoàn thiện chính sách trợ cấp xã hội trong hệ thống An sinh xã hội Việt Nam - Giai đoạn 2020 - 2022.
- Một số giải pháp nhằm tăng cường vốn đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2022.
- Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động công nhân nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập Quốc tế.
- Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại mới.
- Một số giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển lĩnh vực du lịch tại tỉnh Quảng Nam.
- Tầm quan trọng của quản lý kinh tế đối với sự phát triển của đất nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tác động của chính sách quản lý nhà nước đến hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Tầm quan trọng khách quan của quản lý nhà nước đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
- Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục hải quan Hải Phòng.
- Quản lý rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ.
- Tăng cường công tác quản lý thuê đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả.
- Nâng cao năng lực quản lý thuế nhà thầu nước ngoài tại chi cục thuế Tỉnh Đồng Nai.
- Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị.
- Tăng cường tự chủ tài chính tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM.
- Nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Pouyuen Việt Nam.
- Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh mặt hàng miễn thuế trên địa bàn Tp. Hà Nội.
- Quản lý công tác bán đấu giá tài sản tại Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tăng cường hiệu lực thanh tra của ngân hàng nhà nước chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh đối với các ngân hàng thương mại.
- ...
Trên đây là một số thông tin về luận án Tiến sĩ, quy trình viết luận án Tiến sĩ, bố cục của bài án Tiến sĩ, cách trình bày luận án Tiến sĩ giúp bạn hoàn thành bài luận án của mình theo trình tự quy định. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài Luận án Tiến sĩ Kinh tế khác được chia sẻ tại eLib để phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu của mình.
Tham khảo thêm
- PDFQuản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam
- PDFNghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế - kỹ thuật sử dụng thiết bị chống trong khai thác than hầm lò vùng Quảng Ninh
- PDFHiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ
- PDFPhát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên
- PDFSự gắn kết của sinh viên và mối quan hệ với chất lượng cuộc sống đại học
- PDFPhát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế - Nghiên cứu trường hợp Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội
- PDFQuản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp ở Việt Nam
- PDFHuy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
- PDFNghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
- PDFNâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế