Luận án TS: Nghiên cứu tác động biện pháp phi thuế quan của Việt Nam đối với hàng nông sản nhập khẩu

Luận án được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu tác động tích cực và tiêu cực của các biện pháp phi thuế quan và đề xuất một số giải pháp trên cơ sở phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của các biện pháp phi thuế quan nhằm quản lý hiệu quả hàng nông sản nhập khẩu của Việt Nam thời gian tới. 

Luận án TS: Nghiên cứu tác động biện pháp phi thuế quan của Việt Nam đối với hàng nông sản nhập khẩu

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ quan sát thực tiễn, mặc dù Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO và các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) và được phép áp dụng các biện pháp phi thuế quan phù hợp trong quản lý nhập khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam chưa thực sự chú ý đến việc đưa ra và thực hiện các quy định về điều kiện, quy cách, chất lượng đối với hàng nhập khẩu dẫn đến tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng và các vấn đề gian lận thương mại. Từ đây đặt ra vấn đề liên quan đến quá trình thực thi và điều chỉnh các biện pháp phi thuế quan trong quản lý nhập khẩu hàng nông sản để đúng với cam kết quốc tế, vừa quản lý hiệu quả hàng nông sản nhập khẩu. Vì vậy, đặt ra yêu cầu nhận diện đúng và khách quan tác động biện pháp phi thuế quan trong điều kiện thực thi của Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ nguyên nhân nêu trên, nghiên cứu này tập trung rà soát và đánh giá mức độ phù hợp của các BPPTQ đang tồn tại trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam với các quy định quốc tế và cam kết trong các hiệp định thương mại tự do, từ đó đo lường tác động của các BPPTQ đến hàng nông sản nhập khẩu. 

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, hệ thống hóa và góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về tác động của BPPTQ đối với hàng nhập khẩu của các quốc gia.

Thứ hai, phân tích thực trạng nhập khẩu hàng nông sản và tác động của các BPPTQ đối với hàng nông sản nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017.

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của các BPPTQ góp phần quản lý nhập khẩu hàng nông sản hiệu quả đến năm 2025 tầm nhìn 2030. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận về tác động của biện pháp phi thuế quan và cơ sở thực tiễn áp dụng các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam đối với hàng nông sản nhập khẩu nói chung và nhóm hàng nông sản.

Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu tác động tích cực và tiêu cực, mức độ tác động của hai biện pháp phi thuế quan điển hình là biện pháp kiểm dịch vệ sinh động thực vật (SPS) và hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng một nhóm các phương pháp tiếp cận định tính và định lượng để đánh giá tác động của các BPPTQ Việt Nam áp dụng đối với hàng nông sản nhập khẩu.

- Phương pháp định tính được sử dụng bao gồm phỏng vấn sâu với doanh nghiệp và các chuyên gia độc lập nhằm phân tích thực tiễn áp dụng biện pháp phi thuế quan, khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biện pháp phi thuế quan và kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

- Phương pháp định lượng được sử dụng để ước lượng và kiểm định các hướng tác động và mức độ tác động của BPPTQ đối với nhập khẩu hàng nông sản ở Việt Nam.

1.5 Đóng góp của luận án

Luận án xây dựng khung nghiên cứu đo lường tác động của biện pháp phi thuế quan theo hai cấp độ bao gồm tác động đến khả năng gia nhập thị trường (được gọi là lợi ích mở rộng) và tác động đến lượng giao dịch (được gọi là lợi ích tiếp nối) thông qua sự thay đổi của chi phí sản xuất. Khung nghiên cứu được kiểm định bằng phương pháp hai bước Heckman đã giải quyết được vấn đề nội sinh và dữ liệu trắng trong thương mại và chỉ ra sự khác biệt trong tác động tạo ra lợi ích mở rộng và lợi ích tiếp nối của biện pháp phi thuế quan. 

2. Nội dung

2.1 Tổng quan nghiên cứu

Các nghiên cứu lý thuyết về tác động của Biện pháp phi thuế quan

Các nghiên cứu thực nghiệm nước ngoài về tác động của biện pháp phi thuế quan

Các nghiên cứu thực nghiệm nước ngoài về tác động của biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản nhập khẩu

Các nghiên cứu trong nước về Biện pháp phi thuế quan

Khoảng trống nghiên cứu

2.2 Cơ sở lý luận về tác động của biện pháp phi thuế quan đến hàng nông sản nhập khẩu

Khái luận về biện pháp phi thuế quan

Một số vấn đề cơ bản của tác động biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản nhập khẩu

Kinh nghiệm áp dụng biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản của Trung Quốc

2.3 Khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Khung nghiên cứu tác động của biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản nhập khẩu

Cách tiếp cận từ mô hình trọng lực hấp dẫn cấu trúc

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu

2.4 Thực trạng tác động của biện pháp phi thuế quan Việt Nam đến hàng nông sản nhập khẩu

Phân tích thực trạng nhập khẩu nông sản của Việt Nam

Phân tích thực trạng áp dụng các biện pháp phi thuế quan Việt Nam đối với hàng nông sản nhập khẩu

Kết quả phân tích định lượng tác động của biện pháp phi thuế quan Việt Nam đối với hàng nông sản nhập khẩu

Đánh giá chung về tác động của biện pháp phi thuế quan Việt Nam đối với hàng nông sản nhập khẩu

2.5 Quan điểm, định hướng và giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản nhập khẩu nhằm góp phần quản lý nhập khẩu hiệu quả

Bối cảnh trong và ngoài nước có ảnh hưởng đến biện pháp phi thuế quan và hàng nông sản nhập khẩu

Quan điểm, định hướng và mục tiêu của việc quản lý hàng nông sản nhập khẩu bằng biện pháp phi thuế quan của Việt Nam

Giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp phi thuế quan Việt Nam đối với hàng nông sản nhập khẩu nhằm góp phần quản lý nhập khẩu hiệu quả hơn

Một số kiến nghị

Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai

3. Kết luận

Trên cơ sở phân tích kết qủa tác động của BPPTQ đối với hàng nông sản nhập khẩu và các bối cảnh quốc tế và bối cảnh trong nước liên quan trực tiếp đến thương mại nông sản, các dự báo về sản xuất, xu hướng tiêu dùng đối với hàng nông sản trong thời gian tới, tác giả đã chỉ ra 4 quan điểm cơ bản trong quản lý hàng nông sản nhập khẩu bằng biện pháp phi thuế quan, các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cơ bản, định hướng quản lý. Đồng thời, nghiên cứu đã đưa ra 3 nhóm giải pháp quản lý hiệu quả hàng nông sản nhập khẩu dưới tác động của BPPTQ bao gồm: i) Giải pháp tận dụng tác động tích cực của biện pháp phi thuế quan Việt Nam đối với hàng nông sản nhập khẩu (như hoàn thiện văn bản luật pháp theo hướng đơn giản hoá, minh bạch hoá; gia tăng mức độ hài hoà hoá giữa các tiêu chuẩn quy chuẩn quốc gia và quốc tế; triển khai công nghệ thông tin; tăng cường thông tin truyền thông về an toàn thực phẩm); ii) Giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của biện pháp phi thuế quan Việt Nam đối với hàng nông sản nhập khẩu (như kiểm soát phòng ngừa rủi ro; thực hiện hình thức bảo lãnh thông quan; thực thi công tác thanh tra, kiểm tra giám sát; ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc); iii) các giải pháp theo nhóm hàng nông sản (nhóm hàng động vật, nhóm hàng thực vật và nhóm hàng nông sản chế biến).

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bùi Thị Lý (2003), Điều chỉnh và hoàn thiện chính sách thương mại hàng hóa của Việt Nam để gia nhập tổ chức thương mại thế giới, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

Đặng Hùng Sơn (2012), Chính sách thương mại quốc tế của Liên bang Nga và khả năng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

Đào Thị Thu Giang (2008), Các biện pháp vượt rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Đinh Công Hoàng (2015), “Cơ sở lý luận về rào cản thương mại đối với mặt hàng da giày xuất khẩu vào thị trường EU”, Nghiên cứu Châu Âu, số 2, tr.80-89.

Đinh Văn Thành (2006), Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản trong thương mại quốc tế, NXB Lao động – Xã Hội.

4.2 Tiếng Anh

Andriamananjara, S., Dean, J. M., Ferrantino, M. J., Feinberg, R. M., Ludema, R. D., & Tsigas, M. E. (2004), “The effects of non-tariff measures on prices, trade, and welfare: CGE implementation of policy-based price comparisons”, Trade, and Welfare: CGE Implementation of Policy-Based Price Comparisons.

Baldwin R (1970), Non-tariff Distortion in International Trade, Brookings Institution, Washington D.C.

Baldwin, R.E. (1991), “Measuring the Effects of Nontariff Trade-Distorting Policies”, In J. de Melo and A. Sapir, eds. Trade Theory and Economic Reform: North, South, and East. Cambridge MA: Basil Blackwell, pp. 25–42.

Bao, X., & Qiu, L. D. (2012), "How do technical barriers to trade influence trade?", Review of International Economics, 20(4), pp.691-706

Beghin JC & Bureau J-C (2001), “Quantitative policy analysis of sanitary, phytosanitary and technical barriers to trade”, CEPII Reasearch Center Economie Internationale, 3Q, pp.107-130. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

  • Tham khảo thêm

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM