Nghiên cứu đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền được hoàn thành với mục tiêu nghiên cứu đánh giá chất lượng giảng dạy, xây dựng công cụ hỗ trợ HV BC-TT giám sát và đánh giá chất lượng giảng dạy làm cơ sở cho việc không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Mời các bạn cùng tham khảo!

Nghiên cứu đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

1. Mở đầu

1.1  Lý do chọn đề tài

Đề tài luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền” được thực hiện nhằm góp phần tạo cơ sở cho việc thường xuyên cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn của đề tài:

  • Đây là một đề tài nghiên cứu đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của nhà trường được xem xét trên bình diện đo lường và đánh giá.
  • Các nhà nghiên cứu lí luận giáo dục, các nhà quản lí giáo dục, các giảng viên (GV) đại học và học viên cao học về Quản lí giáo dục, Đo lường đánh giá trong giáo dục có thể thông qua các kết quả nghiên cứu để tìm hiểu một cách hệ thống hoạt động giảng dạy của GV đại học tại HV BC-TT.
  • Công trình này cũng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà Tâm lí giáo dục, cho học viên, sinh viên (SV) trong việc góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của GV một cách hiệu quả hơn. Tài liệu cũng bổ ích và lí thú cho những ai quan tâm đến vấn đề này.​

Những mong đợi từ kết quả nghiên cứu của đề tài:

  • Thực trạng hoạt động giảng dạy của GV HV BC-TT được làm rõ
  • Một bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy của GV Học viện sẽ được  xây dựng
  • Sử dụng bộ tiêu chí trên để thử nghiệm đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của GV Học viện
  • Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của GV tại HV BC-TT

1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu đánh giá chất lượng giảng dạy tại HV BC-TT

Xây dựng công cụ hỗ trợ HV BC-TT giám sát và đánh giá chất lượng giảng dạy làm cơ sở cho việc không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

1.3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài

Trong khuôn khổ hạn hẹp của luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu đánh giá hoạt động giảng dạy của GV mà chưa đánh giá hoạt động học tập của SV. Khách thể SV trong nghiên cứu được sử dụng làm một trong những chủ thể để đánh giá hoạt động giảng dạy của GV. Thêm vào đó, phạm vi khảo sát cũng chỉ được giới hạn trong HV BC-TT, nơi mà học viên cao học đang công tác.

1.4 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sử dụng hệ thống các lý thuyết khoa học sau đây:

  • Hệ thống cơ sở lí thuyết thứ nhất: Lý luận về giáo dục học
  • Hệ thống cơ sở lí thuyết thứ hai: Đo lường & Đánh giá trong giáo dục
  • Hệ thống cơ sở lý thuyết thứ ba: Những thành tựu nghiên cứu chuyên ngành xã hội học về hoạt động giảng dạy của GV đại học.

Đề tài sẽ sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:

  • Phương pháp thảo luận nhóm
  • Phương pháp phỏng vấn sâu
  • Phương pháp quan sát
  • Phương pháp khảo sát, chọn mẫu điều tra
  • Dùng bảng hỏi để thu thập thông tin, dữ liệu
  • Phân tích dữ liệu qua mô tả, tương quan
  • Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS và phần mềm Quest

1. 5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu: 

  • Câu hỏi thứ nhất: Khái niệm “chất lượng hoạt động giảng dạy” được quan niệm và chấp nhận như thế nào tại HV BC-TT?
  • Câu hỏi thứ hai: Những tiêu chí, phương pháp tiếp cận và công cụ đánh giá nào có thể sử dụng để đo lường chất lượng hoạt động giảng dạy tại Học viện?
  • Câu hỏi thứ ba: Chất lượng hoạt động giảng dạy khác nhau như thế nào giữa các khoa trong Học viện?

1.6 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Hai nhiệm vụ chính của GV đại học là giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Ở đây, đề tài mang tên “Nghiên cứu đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy đại học” nên hoạt động giảng dạy của GV là đối tượng chính để nghiên cứu. Việc đánh giá này được thực hiện thông qua ý kiến đánh giá của SV về chất lượng môn học và ý kiến đánh giá của giảng viên và cán bộ quản lý về chương trình giảng dạy nên khách thể nghiên cứu của đề tài là SV, giảng viên và cán bộ quản lí.

1.7 Phạm vi khảo sát

Do hạn hẹp về điều kiện nghiên cứu, trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi thu hẹp phạm vi khảo sát. Nếu đối tượng nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy tại HV BC-TT” thì phạm vi khảo sát chỉ dừng lại ở một số khoa chính có SV của Học viện. Hiện nay, Học viện có 20 khoa nhưng không phải tất cả các khoa đều có lớp như Khoa Giáo dục kiến thức đại cương hay có một số khoa mới thành lập nên chúng tôi chỉ chọn 15 khoa để khảo sát như: khoa Báo chí, khoa Phát thanh - Truyền hình, khoa Tuyên truyền, khoa Xây dựng Đảng, khoa Lịch Sử Đảng... Bởi vì đây là những khoa có số lượng SV đông và được thành lập từ những ngày đầu thành lập trường.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy đại học

  • Các khái niệm
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giảng dạy
  • Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy
  • Các phương pháp và cách tiếp cận trong đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy
  • Công cụ đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy
  • Kết luận chương 1

2.2 Thực trạng giảng dạy và đánh giá chất lượng giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

  • Đặc điểm Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Lịch sử hình thành và phát triển
  • Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nhà trường trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế
  • Những thuận lợi, khó khăn, của hoạt động giảng dạy đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Sứ mạng, mục tiêu và chiến lược phát triển của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Thực trạng chất lượng giảng dạy và các hoạt động cải tiến chất lượng giảng dạy của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Các phương pháp giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Cơ chế quản lý chất lượng giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Hoạt động đánh giá chất lượng giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Các hoạt động cải tiến chất lượng giảng dạy và chủ trương của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Kết luận chương 2

2.3 Xây dựng công cụ đánh giá chất lượng giảng dạy đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

  • Các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Các phương pháp và cách tiếp cận đánh giá giảng dạy sử dụng cho Học viện báo chí và Tuyên truyền
  • Các công cụ đánh giá chất lượng giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Phiếu đánh giá và kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy môn học
  • Phiếu đánh giá và kết quả đánh giá chương trình giảng dạy
  • Kết luận chương 3

2.4 Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

  • Nhóm giải pháp về phía nhà trường
  • Nhóm giải pháp cho giảng viên
  • Nhóm giải pháp cho sinh viên
  • Kết luận chương 4

3. Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho phép rút ra một số kết luận như sau:

  • Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về “chất lượng” nhưng chất lượng giảng dạy có thể hoàn toàn được hiểu theo định nghĩa: chất lượng giảng dạy là sự phù hợp với mục tiêu giảng dạy. 
  • Những tiêu chí, phương pháp tiếp cận và công cụ đánh giá có thể sử dụng để đo lường chất lượng hoạt động giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

  • Sự khác nhau về chất lượng hoạt động giảng dạy các khoa trong Học viện Chất lượng giảng dạy giữa các khoa trong Học viện không đồng đều. Để chất lượng giảng dạy trong Học viện ngày càng tốt hơn, nhà trường cần có những chủ trương, chính sách và kế hoạch giám sát thực hiện triệt để hơn nữa các hoạt động giảng dạy. Có các hình thức thưởng phạt, khen chê rõ ràng đối với những người thực hiện tốt và người vi phạm các qui định trong giảng dạy. 

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

  • Ban Quản lý Đào tạo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo cáo tổng kết năm học 2007 – 2008,
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tự đánh giá trong kiểm định chất lượng GD ĐH, Tài liệu tập huấn Bộ Giáo dục và Đào tạo 2007.
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo cáo tổng kết năm học 2007-2008 các trường đại học, cao đẳng. 2008.
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 1276/BGD ĐT ngày 20/2/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc “Hướng dẫn lấy ý kiến phản hổi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV”.
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học. Quyết định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4.2 Tiếng Anh

  • Accreditation in the USA: origins, developments and future prospects, International Institute for Educational Planning (www.unesco.org/iiep)
  • Allan Ashworth and Roger C.Harvey, Đánh giá chất lượng trong GD ĐH và cao đẳng, Jessca Kingsley Publishers
  • George Brown&Madeleiene Atkins, Effective teaching in higher education, published 1988 by Routledge
  • Glen A.J, Conceptions of Quality and the Challenge of Quality Improvement in Higher education 1998.
  • Green, DM, What is Quality in Higher education? Concept, policy and practice. Buckingham [England]; Bristol PA, USA, 1994.

5. Phụ lục

Phụ Lục 1a: Bảng Hỏi Dành Cho Sinh Viên Trước Khi Chỉnh Sửa

Phụ Lục 1b: Bảng Hỏi Dành Cho Sinh Viên Sau Khi Chỉnh Sửa

Phụ Lục 1c : Chương Trình Điều Khiển Để Xử Lý Phiếu Lấy Ý Kiến Sinh Viên

Phụ Lục 2a:Bảng Hỏi Dành Cho Giảng Viên Và Cán Bộ Quản Lý (Trước Khi Chỉnh Sửa)

Phụ Lục 2b:Bảng Hỏi Dành Cho Giảng Viên Và Cán Bộ Quản Lý (Sau Khi Đã Chỉnh Sửa)

Phụ Lục 2c. Chương Trình Điều Khiển Để Xử Lý Ý Kiến Đánh Giá Của Giảng Viên

Phụ Lục 3: Tần Suất Trả Lời Của Giảng Viên

Phụ Lục 4 A: Tần Suất Trả Lời Của Sinh Viên

Phụ Lục 4b: Tổng Hợp Tần Suất Trả Lời Của Sinh Viên

Phụ Lục 5a: Cơ Cấu Độ Tuổi Của Giảng Viên

Phụ Lục 5b: Số Lượng Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học

Phụ Lục 6: Quan Niệm Về Chất Lượng Giảng Dạy

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Giáo Dục trên ---

  • Tham khảo thêm

Ngày:14/07/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM