Luận án TS: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

Luận án Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác lập khung lý luận cho vấn đề nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025.

Luận án TS: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Với mong muốn tìm hiểu, phân tích một cách toàn diện thực trạng quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, góp thêm những luận cứ khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nợ xấu đối với Ngân hàng này, NCS đã chọn đề tài: “Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu tiến sỹ. 

1.2  Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Xác lập khung lý luận cho vấn đề nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025.

Nhiệm vụ nghiên cứu:  Hệ thống một số lý luận về tín dụng, nợ xấu và quản lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại theo tiếp cận của chuyên ngành Quản lý Kinh tế. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QLNX của các NHTM. Nghiên cứu kinh nghiệm QLNX tại một số NHTM rút ra bài học cho NHTMCP Công Thương Việt Nam. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu lý luận và thực trạng QLNX trong hoạt động tín dụng của NHTMCP Công Thương Việt Nam theo chức năng quản lý, tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng đến QLNX của Ngân hàng. 

Phạm vi nghiên cứu:

  • Về không gian: Luận án nghiên cứu về QLNX trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP Công Thương Việt Nam có so sánh với một số NHTM khác như: Ngân hàng đại diện cho khối ngân hàng Cổ phần không có vốn Nhà nước (ACB, Sacombank, Eximbank, MB, SHB, VPBank, Hdbank), ngân hàng đại diện cho khối ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước chi phối (BIDV, VCB). 
  • Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng QLNX trong hoạt động tín dụng của NHTMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2018.
  • Về nội dung: Luận án nghiên cứu dưới góc độ tiếp cận của quản lý kinh tế vi mô, cụ thể là nghiên cứu công tác quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của hệ thống NHTMCP Công Thương Việt Nam

1.4 Những đóng góp mới của luận án 

Hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm; Hoàn thiện tốt phân hạng tín dụng nội bộ và vai trò của CIC; Hoàn thiện hơn việc đánh giá và xếp hạng định lượng kết hợp với định tính; Vai trò của Công ty quản lý tài sản AMC (của NHTMCP Công Thương Việt Nam) trong xử lý nợ xấu; Hoàn thiện mô hình tổ chức và bộ máy QLRRTD với Dự kiến mô hình tổ chức và bộ máy tín dụng (có thay đổi về cơ cấu tổ chức các bộ phận thuộc TSC); Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu đánh giá RRTD.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Tổng quan các nghiên cứu có liên quan và khoảng trống nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của đề tài luận án

Quy trình nghiên cứu của luận án

2.2  Cơ sở lý luận và nợ xấu và quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Những lý luận chung về nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại 

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại

Kinh nghiệm quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của một số ngân hàng thương mại và bài học rút ra cho Ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam

2.3  Thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần ông Thương Việt Nam

Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Thực trạng tín dụng và nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam

Thực trạng quản lý nợ xấu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam

Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam

2.4 Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần ông Thương Việt Nam

Định hướng phát triển hoạt động tín dụng và quan điểm tăng cường quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam

Các giải pháp hoàn thiện và tăng cường quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam giai đoạn 2020-2025

Một số kiến nghị

3. Kết luận

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu luận án “Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu và thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Thứ nhất, làm rõ luận cứ khoa học về nợ xấu và quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM. Trong đó, NCS đã tập trung làm rõ khái niệm: tín dụng; rủi ro tín dụng; nợ xấu; quản lý nợ xấu. Phân loại, mục tiêu và nội dung và tiêu chí của QLNX, cụ thể theo: (1) Xây dựng ban hành chính sách, chiến lược quản lý nợ xấu và quy trình quản lý nợ xấu; (2) Mô hình tổ chức bộ máy quản lý nợ xấu;(3) Tổ chức thực hiện hoạt động quản lý nợ xấu. Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nợ xấu của BIDV và VCB trên cơ sở đó rút ra một số bài học hữu ích có thể áp dụng cho NHTMCP Công thương Việt Nam và một số bài học NH trách lặp lại từ hai ngân hàng nghiên cứu; Thứ ba, phân tích thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu của NHTMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2012-2018 theo các nội dung đã được xác lập ở chương cơ sở lý luận. Từ đó, rút ra các nhận xét, đánh giá về 3 nhóm kết quả đạt được; 3 nhóm hạn chế và 2 nhóm nguyên nhân (4 nguyên nhân chủ quan và 5 nguyên nhân khách quan); Thứ tư, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2012 - 2018, kết hợp với ý kiến của nhà quản lý nợ xấu ngân hàng, NCS đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện và tăng cường quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Nguyễn Tuấn Anh (2012), Quản trị rủi ro tín d ng của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học Tổ chức và Quản lý, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội. 

Bộ Tài Chính (2010), Thông tư 139/2010/TT-BTC, “Quy định việc lập dự toán, quản lý sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức”, ngày 21 tháng 9 năm 2010.

Nguyễn Thị Thu Cúc (2015), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Bộ Tài Chính.

Phạm Ngọc Dũng, Đinh Xuân Hạng (2014), Giáo trình Tài chính - Ti n tệ, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.

4.2 Tiếng Anh

AEG (2004), Non performing loans, Advisory Expert Group Meeting

Alwyn Jordan and Carisma Tucke (2013),Assessing the Impact of Nonperforming Loans on Economic Growth in The Bahamas, Monetaria 1 (2), 371-400.

Asokan Anandarajan, Iftekhar Hasan, Ana Lozano-Vivas (2005), Loan loss provision decisions: An empirical analysis of the Spanish depository institutions, Journal of International Accounting Auditing and Taxation 14(1):55-77. December 2005.

Eighteenth Meeting of the IMF Committee on Balance of Payments Statistics (2005), The Treatment of Nonperforming Loans, Washington, DC.,

Frederick Winslow Taylor (1856 – 1915) 

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Thư phỏng vấn

Phụ lục 2 Thông tin về đối tượng phỏng vấn

Phụ lục 3 Nội dung phỏng vấn

Phụ lục 4: Kết quả phỏng vấn từ các chuyên gia

Phụ lục 5: Nhóm các dấu hiệu nhận diện nợ xấu

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ kinh tế trên ---

Ngày:26/08/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM