Luận án TS: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

Luận án Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ một cách có căn cứ khoa học, góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh Việt Nam.

Luận án TS: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Làm thế nào để nâng cao GRDP/người của tỉnh trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và đặc biệt là làm thế nào để gia tăng GRDP/người ở khu vực nông thôn, nông nghiệp đang là vấn đề rất được quan tâm đối với tỉnh Phú Thọ. Song cho tới nay, ở Phú Thọ vẫn chưa có lời giải đáp cho câu hỏi đó. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, dân số sống ở nông thôn chiếm tới khoảng 80% dân số của tỉnh, trong đó có tới khoảng 87-88% nhân khẩu nông nghiệp. Trước tình hình như vậy, tác giả chọn vấn đề “Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển.

1.2  Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án hướng tới mục tiêu là đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ một cách có căn cứ khoa học, góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh Việt Nam.

Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án tập trung hoàn thành những nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cơ bản dưới đây:

  • Xây dựng cơ sở lý luận và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để vận dụng vào việc nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam.
  • Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2011 - 2018 để phát hiện mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.
  • Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Phú Thọ tới năm 2030.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Phú Thọ, cụ thể là nghiên cứu đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh đặt trong mối quan hệ với hiệu quả phát triển nông nghiệp.

Về mặt thời gian: Hiện trạng nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2018 và dự báo tới năm 2030. Việc dự báo cho giai đoạn 12 năm (2019 -2030)

Về mặt không gian: Địa bàn tỉnh Phú Thọ và vùng phát triển nông nghiệp (có thể đó là vùng chuyên môn hóa và vùng nguyên liệu tập trung).

1.4 Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận từ lý luận tới thực tiễn; Tiếp cận liên ngành liên vùng; Tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo nguyên lý nhân - quả

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích hệ thống; Phương pháp phân tích thống kê kết hợp việc sử dụng đồ thị, biểu đồ, bản đồ; Phương pháp so sánh; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp dự báo

1.5 Những đóng góp mới của luận án

Về mặt lý luận và học thuật: Luận án đã chỉ ra rằng, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được phản ánh qua hiệu quả phát triển nông nghiệp; chỉ ra bản chất của hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là giá trị gia tăng nông nghiệp và giá trị nông sản hàng hóa đem lại trên 1 ha đất nông nghiệp trong một năm hoặc trong một số năm. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án: Luận án cung cấp căn cứ khoa học cho cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Phú Thọ trong việc hoạch định chủ trương phát triển nông nghiệp, đổi mới cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ

2. Nội dung

2.1 Tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Tổng quan về nông nghiệp và hiệu quả phát triển nông nghiệp

Tổng quan về đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.2  Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh và kinh nghiệm thực tiễn. 

Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Kinh nghiệm thực tiễn

2.3  Thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2018.

Đánh giá khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ trong thời gian vừa qua

Khái quát tình hình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011-2018

Thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ

2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.

Căn cứ để xác định giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ đến năm 2030

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

Đánh giá khả năng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ đến năm 2030

3. Kết luận

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh (trường hợp nghiên cứu của Luận án này là tỉnh Phú Thọ) là vấn đề rộng lớn, phức tạp nên mặc dù tác giả đã cố gắng nhưng không tránh khỏi còn hạn chế, thiếu sót. Đến nay chưa có số liệu hay công trình nào nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo cây trồng và theo các loại đất dành cho phát triển các cây trồng đối với cả nước, cũng như đối với tỉnh Phú Thọ nên tác giả không có số liệu để phân tích, so sánh. Tương tự như vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo chất lượng đất sau khi khai thác là một vấn đề cần thiết sau khi khai thác nhưng rất khó thực hiện và thực tế cũng chưa có số liệu hay công trình nào nghiên cứu, làm được như vậy. Vì vậy, tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các tập thể, cá nhân các nhà khoa học để hoàn thiện luận án hoặc có những gợi ý để tác giả tiếp tục nghiên cứu ở các công trình tiếp theo.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bùi Nữ Hoàng Anh (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Yên Bái”, Luận án tiến sĩ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2016), Báo cáo chính trị Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Trần Thanh Bình (2012), Nâng cao hiệu quả sản xuất đậu tương tại Cao Bằng, Luận án tiến sĩ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc lần thứ ba “về phát triển bền vững, Hà Nội.

Nguyễn Đình Bồng (2005), “Sử dụng hợp lý và tái tạo tài nguyên thiên nhiên”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 2 năm 2005.

4.2 Tiếng Anh

Boris E. Bravo Ureta and Antnio E. Pinheiro (1993), Efficiency Analysis of Devloping Country Agricultural Land: A Review of Frontier Fonction Literature. Volume 22, Number 1, April 1993, Pages 88-101.

Benin, Samuel Place, Frank Nkonya, Ephraim M.Pender, John L (2006), Land Markets and Agricultural Land Use Efficiency and Sustainability: Evidence from East Africa.

Dent, David and Anthony Young (1981), Soil survey nd land evaluation , Geogre Allen & Unwin publishers lt. Lon don. U.K.

Lin Kuo Ching and Chiu Hao Ling (1998), The Evaluation of Effectiveness of Implementation of Agricultural Land Convention Scheme and an Analysis.

Mellor J.W., (1995),Agriculture on the Road to Industrialization, John Hopkins University Press, Baltimore.

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội cơ bản của Phú Thọ 2011-2018

Phụ lục 2: Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

Phụ lục 3: Hiệu quả một số cây trồng, vật nuôi chính của Phú Thọ

Phụ lục 4: Khảo sát về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Phụ lục 5: Khảo sát về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo độ dốc

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ kinh tế trên ---

Ngày:26/08/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM