Luận án TS: Phân bổ không đúng các nguồn lực, tái phân bổ và tăng trưởng năng suất tại các doanh nghiệp ngành chế tác Việt Nam

Luận án được hoàn thành với mục tiêu nhằm cung cấp khung lý thuyết cơ bản và bằng chứng thực nghiệm để luận giải một cách rõ ràng phân bổ không đúng nguồn lực của các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo Việt Nam ở mức độ nào cũng như việc loại bỏ phân bổ không đúng nguồn lực làm năng suất tổng hợp tăng lên bao nhiêu.

Luận án TS: Phân bổ không đúng các nguồn lực, tái phân bổ và tăng trưởng năng suất tại các doanh nghiệp ngành chế tác Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Lý do nghiên cứu đề tài

Tăng trưởng năng suất là một vấn đề mà tất cả các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển đều quan tâm trong đó có Việt Nam. Các nghiên cứu về tăng trưởng năng suất nói chung và năng suất nhân tố tổng hợp nói riêng ở Việt Nam hiện nay chưa phản án đầy đủ tiềm năng tăng trưởng năng suất tại các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo (chế tác)-khu vực đóng góp chủ yếu cho tổng sản phẩm trong nước. Nếu vấn đề phân bổ sai và tái phân bổ nguồn lực được nghiên cứu ở nước ngoài để giải thích tiềm năng cho tăng trưởng năng suất từ những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ trước thì các nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay về phân bổ sai và tái phân bổ nguồn lực vẫn còn rất hạn chế. Một số nghiên cứu trong nước mới chỉ bàn về việc phân bổ sai và tái phân bổ nguồn lực có ảnh hưởng đến việc thay đổi năng suất mà chưa định lượng bằng các phân tích cụ thể. Việc nghiên cứu đề tài luận án về phân bổ không đúng và tái phân bổ nguồn lực ở một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam nhằm cung cấp một khung lý thuyết cơ bản để luận giải một cách rõ ràng tiềm năng tăng trưởng năng suất nếu loại bỏ phân bổ sai nguồn lực và ảnh hưởng của quá trình tái phân bổ nguồn lực đến thay đổi năng suất tổng hợp diễn ra như thế nào. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi kinh tế khiến nguồn lực bị dịch chuyển từ doanh nghiệp không hiệu quả sang doanh nghiệp hiệu quả.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Cung cấp quá trình tái phân bổ các nguồn lực diễn ra đồng thời với quá trình phân bổ sai nguồn lực do sự gia nhập của các doanh nghiệp mới và sự rút lui của các doanh nghiệp kém hiệu quả góp phần làm thay đổi năng suất tổng hợp.

Hình thành các căn cứ khoa học để đưa ra các phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm mức phân bổ không đúng hiện nay và thúc đẩy quá trình tái phân bổ nguồn lực nhằm gia tăng năng suất tổng hợp của các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo Việt Nam. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu bao gồm đo lường mức phân bổ không đúng tại các doanh nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam và xem xét quá trình tái phân bổ nguồn lực (sự gia nhập của các công ty mới, sự rút lui của các công ty cũ và việc sống sót của công ty đang hoạt động) ảnh hưởng đến tăng trưởng năng suất ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp chế biến, chế tạo trong từ cuộc khảo sát hàng năm Doanh nghiệp được thu thập bởi Tổng cục thống kê của Việt Nam (GSO) từ năm 2000 để cung cấp cho các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách với toàn diện thông tin về các doanh nghiệp Việt Nam.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để phù hợp với nội dung và mục đích nghiên cứu, phương pháp phân tích bằng thống kê mô tả và so sánh kết hợp với phân tích định lượng sẽ được áp dụng để đánh giá mức độ phân bổ sai và tái phân bổ nguồn lực đến tăng trưởng năng suất của các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo Việt Nam.

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Đưa ra được khung lý thuyết cơ bản để phân tích ảnh hưởng của phân bổ sai nguồn lực và quá trình tái phân bổ nguồn lực đến việc thay đổi suất nhân tố tổng hợp

- Đánh giá thực trạng mức phân bổ sai nguồn lực và quá trình tái phân bổ nguồn lực làm thay đổi năng suất tổng hợp của toàn bộ ngành chế biến, chế tạo Việt Nam cũng như theo các ngành công nghiệp riêng biệt, trình độ công nghệ, loại hình doanh nghiệp và quy mô lao động trong giai đoạn 2000 - 2015

- Xem xét tác động của các yếu tố làm giảm phân bổ sai và tái phân bổ nguồn lực giữa các doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo Việt Nam

- Đưa ra được các giải pháp phù hợp với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nhằm làm giảm phân bổ sai nguồn lực và thúc đẩy quá trình tái phân bổ nguồn lực nhằm gia tăng năng suất tổng hợp. 

2. Nội dung

2.1 Tổng quan các nghiên cứu về phân bổ sai và tái phân bổ nguồn lực

Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố nước ngoài liên quan đến đề tài luận án

Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở trong nước liên quan đến đề tài luận án

2.2 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của phân bổ sai và quá trình tái phân bổ nguồn lực đến tăng trưởng năng suất

Phân bổ không đúng nguồn lực

Tái phân bổ nguồn lực

2.3 Phương pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phân bổ sai nguồn lực và tái phân bổ nguồn lực giữa các doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo Việt Nam

Dữ liệu nghiên cứu

Các bước tiến hành nghiên cứu

Ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến phân bổ sai nguồn lực

Ảnh hưởng của các nhân tố tới quá trình tái phân bổ nguồn lực thông qua sự gia nhập, rút lui của doanh nghiệp

2.4 Thực trạng mức độ phân bổ sai và tái phân bổ nguồn lực trong ngành chế biến, chế tạo Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2015

Thống kê mô tả doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo Việt Nam

Phân bổ sai nguồn lực trong các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo Việt Nam

Đóng góp của các công ty gia nhập, rút lui và sống sót đến năng suất gộp

Kết quả thực nghiệm đánh giá các yếu tố tác động đến phân bổ sai và quá trình tái phân bổ nguồn lực

2.5 Đề xuất kiến nghị nhằm làm giảm phân bổ sai nguồn lực và thúc đẩy quá trình tái phân bổ nguồn lực nhằm gia tăng năng suất tổng hợp

Bối cảnh và những yêu cầu đặt ra đối với việc giảm phân bổ sai nhằm nâng cao tăng trưởng năng suất

Các giải pháp giảm phân bổ sai nguồn lực và thúc đẩy quá trình tái phân bổ nguồn lực hướng tới gia tăng năng suất tổng hợp

3. Kết luận

Các kết quả được cung cấp trong nghiên cứu mở ra một hướng mới cho những nghiên cứu về phân bổ sai và tái phân bổ nguồn lực. Nghiên cứu này tìm thấy mức phân bổ sai nguồn lực trong ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam cũng như quá trình tái phân bổ nguồn lực từ sự gia nhập của các công ty mới, sự duy trì của các công ty sống sót và sự rút lui của các công ty kém năng suất làm gia tăng năng suất gộp. Ngoài ra, việc phân bổ sai nguồn lực cũng ảnh hưởng đến quyết định gia nhập hoặc rời khỏi ngành và lợi nhuận của doanh nghiệp mà chưa có nghiên cứu đề cập về vấn đề này cho đến nay. Tuy nhiên, giới hạn của nghiên cứu là việc giả định thị trường cạnh tranh hoàn hảo, mức lương trả cho người lao động của các doanh nghiệp trong ngành là đồng nhất. Mặc dù nghiên cứu xem xét một cách khá toàn diện các nguyên nhân gây ra sự phân bổ sai nhưng phương pháp nghiên cứu chỉ dừng lại ở phân rã phân bổ sai nguồn lực thông qua sự biến dạng đầu ra và biến dạng vốn trong khi việc phân bổ sai bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau. Kết quả của mô hình lựa chọn Heckman mới chỉ làm rõ trên mẫu phụ của các doanh nghiệp nhà nước và các công ty công nghệ thấp. Các nghiên cứu trong tương lai nếu khắc phục những nhược điểm này sẽ là một nghiên cứu kinh tế về khía cạnh phân bổ nguồn lực và tăng trưởng năng suất toàn diện và xứng tầm thế giới. 

4. Tài liệu tham khảo

Thang, B. (2019), “State owned enterprise and capital misallocation in Vietnam”, Journal of the Asia Pacific Economy, 24 (3), pp.430-451

Ha, D.T.T and Kiyota, K. (2015), “Misallocation, Productivity, and Trade Liberalization: the Case of Vietnamese Manufacturing”, Keio - IES Discussion Paper Series, (7), pp.1 - 25

Bau, N. and Matray, A. (2018), “Does FDI reduce misallocation? Evidence from India”, Centre for Economic Policy Research, retrieved on March 25th 2020, from: https://cepr.org/sites/default/files/Misallocation_India_V6_NB.pdf 

Ahmad, M. (2011), “Corruption and resource allocation distorton for ESCWA countries”, International Journal of Economics and Management Sciences, 1(4), pp.71 - 83

Aitken, J, and Harrison, E. (1999), “Do Domestic Firms Benefit from Direct Foreign Investment? Evidence from Venezuela”, American Economic Review, 89 (3), pp.605 - 18

Bartelsman, E., Haltiwanger, J. and Scarpetta, S. (2013), “Cross-Country Differences in Productivity: The Role of Allocation and Selection”, American Economic Review, 103(1), pp.305 – 334

Beck, T. and Demirguc-Kunt, A. (2006), “Small and medium-size enterprises: Access to finance as a growth constraint”, Journal of Banking and Finance, 30(11), pp.2931 – 2943

Camacho and Conover (2010), “Misallocation and Productivity in Colombia’s Manufacturing”, IDB Working Paper Series, 123, pp.1 - 43, Inter - American Development Bank  

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM