Luận án TS: Quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam

Mục tiêu chung của đề tài Quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam là làm rõ cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý CDĐL phù hợp với điều kiện của Việt nam trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về lý luận, kinh nghiệm và thực trạng quản lý CDĐL ở Việt Nam.

Luận án TS: Quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Nghiên cứu này có vai trò quan trọng và cần thiết trong điều kiện hiện nay, những kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở để xác định cách tiếp cận và giải pháp tháo gỡ những khó khăn nhằm thúc đẩy hoạt động quản lý CDĐL ở Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn tới.  

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu  

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Tình hình nghiên cứu trong nước 

Những khoảng trống cho nghiên cứu 

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của nghiên cứu này là làm rõ cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý CDĐL phù hợp với điều kiện của Việt nam trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về lý luận, kinh nghiệm và thực trạng quản lý CDĐL ở Việt Nam. Cụ thể:

Nghiên cứu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về tổ chức quản lý CDĐL, đặc biệt là xác định vai trò của Nhà nước, tổ chức tập thể và những yếu tố ảnh hưởng đến thành công của hoạt động quản lý CDĐL.

Đánh giá được thực trạng về quản lý một số CDĐL của Việt Nam, xác định được các thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý CDĐL ở Việt Nam.

Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện hoạt động tổ chức quản lý CDĐL phù hợp với điều kiện về sản xuất, thị trường và thể chế chung của Việt Nam. 

1.4  Câu hỏi nghiên cứu

Vai trò của nhà nước trong quản lý CDĐL và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý CDĐL?

Hoạt động quản lý CDĐL ở Việt Nam hiện nay và ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý CDĐL ở Việt Nam như thế nào?

Cần có những giải pháp, chính sách nào để phát triển và hoàn thiện tổ chức quản lý CDĐL ở Việt Nam trong thời gian tới? 

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là các hoạt động quản lý CDĐL đối với các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam. 

Phạm vi về nội dung: Đề tài chỉ tập trung chủ yếu vào nghiên cứu các nội dung quản lý CDĐL ở các địa phương.

Phạm vi về không gian: luận án sẽ tiến hành nghiên cứu hoạt động quản lý CDĐL trên địa bàn Việt Nam, liên quan đến các hoạt động quản lý CDĐL cho các sản phẩm nông nghiệp của các địa phương; 

Phạm vi về thời gian: luận án đánh giá quá trình quản lý CDĐL cho các sản phẩm nông nghiệp được Nhà nước bảo hộ (được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận (GCN) đăng ký CDĐL) trong giai đoạn 2001-2016. 

1.6  Khung phân tích và phương pháp

Khung phân tích của nghiên cứu 

Phương pháp tiếp cận 

Phương pháp thu thập và xử lý thông tin 

Phương pháp phân tích thông tin

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

1.7 Những đóng góp mới của luận án

Tác giả đã đưa ra được khái niệm và nội dung quản lý CDĐL trong bối cảnh ở Việt Nam. Lần đầu tiên quản lý CDĐL được khái quát thành khái niệm, cùng với đó là các nội dung quản lý cũng được cụ thể, đặc biệt hoạt động xây dựng chính sách, thể chế quản lý CDĐL là một nội dung thuộc phạm vi quản lý CDĐL, đây là một nội dung mang tính đặc thù của Việt Nam mà các nước không có. 

Luận án đã luận giải được vai trò của Nhà nước, tổ chức tập thể trong quản lý CDĐL ở Việt Nam. Theo đó, ở Việt Nam chỉ có một chủ thể đó là Nhà nước, Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, tổ chức tập thể chỉ đóng vai trò phối hợp, hỗ trợ trong quản lý CDĐL.

2. Nội dung

2.1  Cơ sở lý luận về quản lý CDĐL cho các sản phẩm nông nghiệp

Chỉ dẫn địa lý và vai trò của chỉ dẫn địa lý

Khái niệm và nội dung quản lý CDĐL

Vai trò của nhà nước và tổ chức tập thể trong quản lý CDĐL

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý CDĐL

Một số bài học kinh nghiệm trong quản lý và phát triển CDĐL

2.2 Thực trạng về quản lý CDĐL cho sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam 

Tiềm năng và thực trạng bảo hộ CDĐL ở Việt Nam

Thực trạng về quản lý CDĐL ở cấp độ quốc gia

Mô hình quản lý CDĐL ở các địa phương hiện nay

Thực trạng hoạt động quản lý CDĐL ở các địa phương

Sự tham gia của tổ chức tập thể trong quản lý CDĐL

Ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động quản lý CDĐL

Kết quả về quản lý CDĐL cho sản phẩm nông sản ở Việt Nam

2.3 Giải pháp về quản lý CDĐL cho sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam 

Cơ sở để xây dựng các giải pháp

Đề xuất các giải pháp thúc đẩy về quản lý CDĐL ở Việt Nam

3. Kết luận

Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ trong mối trường các nước phát triển, quản lý CDĐL chịu ảnh hưởng của 4 nhóm yếu tố, bao gồm: mức độ bảo vệ pháp lý; cấu trúc về thể chế và sự phù hợp về tổ chức; năng lực của các tác nhân thị trường; và năng lực của tổ chức tập thể. Do vậy, không tồn tại một quy định, chuẩn mực chung giữa các quốc gia trong hoạt động quản lý CDĐL, một mô hình quản lý CDĐL cần được thiết lập và vận hành dựa trên điều kiện thực tế về chính sách, sản xuất, thương mại sản phẩm của từng quốc gia. 

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Đào Đức Huấn (2012), CDĐL: Giải pháp nâng cao giá trị nông sản và PTNT, Trường hợp của nước mắm Phú Quốc, Báo cáo tại hội thảo triển vọng ngành nông nghiệp Việt Nam 2012.

Lê Thị Thu Hà (2010), Bảo hộ quyền SHCN dưới góc độ thương mại đối với CDĐL của Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học ngoại thương. 

Nguyễn Mai Hương và cs (2013), Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp phát triển một số sản phẩm đặc sản ở miền núi phía Bắc, Báo cáo Khoa học đề tài cấp Bộ, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Phạm Thị Hạnh Thơ (2011), Đánh giá tác động của việc bảo hộ CDĐL tới các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam sau khi được đăng bạ, Báo cáo khoa học đề tài cấp Bộ năm 2010, Hà Nội. 

4.2 Tiếng Anh

Bajolle, D., Silvander, B. (2002), Facteurs des succès des produits d’origine certifiée dans les filières agro-alimentaires en Europe : marché, ressources et institutions, Actes du colloque international INRA/INAO, 17-18 novembre 2005. Paris, INRA et INAO.

Barjolle, D., Reviron, S. Sylvander, B., Chappuis, J. M. (2005), Fromages d’origine : dispositifs de gestion collective, Actes du colloque international INRA/INAO, 17-18 novembre 2005. Paris, INRA et INAO.

Barjolle, D., Thévenod-Motter, E. (2005), Aspects économiques des indications géographiques, in Bérard L. et alii, 2005, Biodiversité et savoirs naturaliste locaux en France, CIRAD, IDDRI, IFB, INRA, 215-223.

Belletti, G., Marescotti, A. (Eds.). (2008), Geographical Indications strategies and policy recommendations, SINER-GI - EU Funded project, Final Report, Toulouse (France).

Berard, L., Marcheney, P. (2000), Le vivant, le culturel et le marchand: les produits de terror, Autrement, No194, 2000, Page 191-216. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM