Luận án TS: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Mục đích của luận án Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân và huy động nguồn lực tài từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội; trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam và; đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới.
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Yêu cầu từ thực tiễn đòi hỏi cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực tài chính từ khu vực có tiềm năng rất lớn này để đầu tư phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng các yêu cầu và tiêu chí phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn “Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị.
1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân và huy động nguồn lực tài từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội; trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam và; đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khái quát và làm rõ những vấn đề lý luận về nguồn lực tài chính, nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân, huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội.
Phân tích các kênh huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân và các nhân tố ảnh hưởng.
Tổng kết kinh nghiệm huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ có điều kiện tương đồng với Việt Nam, qua đó, rút ra những bài học có thể vận dụng.
Phân tích, đánh giá thực trạng huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Rút ra những thành công và hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân và các hình thức huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội.
Phạm vi nghiên cứu được xác định là nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế tư nhân và các hình thức huy động nguồn lực này cho phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, kinh tế tư nhân được hiểu là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm các doanh nghiệp tư nhân trong nước, hộ kinh doanh cá thể và hộ gia đình.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp thống kê, so sánh
Phương pháp phân tích định lượng
Phương pháp dự báo
1.5 Đóng góp mới của luận án
Tổng kết và làm rõ một số vấn đề lý luận về nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân, huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân và mối quan hệ giữa nguồn lực tài chính này với phát triển kinh tế xã hội;
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân, luận án rút ra một số bài học có thể vận dụng vào thực tế Việt Nam để huy động nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế xã hội.
Phân tích và đánh giá được tiềm năng và thực trạng huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng, chỉ ra một số hạn chế và nguyên nhân của chúng.
2. Nội dung
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các nghiên cứu tập trung vào môt hoặc một vài kênh huy động nguồn lực tài chính
Các nghiên cứu đề cập đến huy động nguồn lực tài chính nói chung
Các nghiên cứu đề cập đến huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân
2.2 Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế xã hội
Nguồn lực tài chính và nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân
Huy ñộng nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế xã hội và các nhân tố ảnh hưởng
Kinh nghiệm huy động nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế tư nhân ở một số nước trên thế giới
2.3 Thực trạng huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Bối cảnh kinh tế 2001-2010 và sự phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta
Huy động nguồn lực tài chính tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2011
Đánh giá chung về thành tựu và tồn tại trong huy động nguồn lực tài chính của kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
2.4 Quan điểm, phương hướng và giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Những căn cứ cho việc đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
Quan điểm và phương hướng huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
Một số giải pháp huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
3. Kết luận
Để phân tích và luận giải các nội dung liên quan đến huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân và đề ra một số phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực tài chính này, luận án đã sử dụng kết hợp phân tích định tính và định lượng với nội dung gồm bốn chương. Chương 1 luận án đã tập trung khảo sát tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của luận án, trên cơ sở đó kế thừa các vấn đề đã được phân tích thấu đáo, các ưu điểm của các nghiên cứu trước, đồng thời xử lý những hạn chế mà các nghiên cứu trước đó chưa hoàn thiện trong các chương sau. Chương 2 đề cập đến các vấn đề lý luận về nguồn lực tài chính, kinh tế tư nhân và huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân. Trong chương 3, luận án tập trung phân tích thực trạng huy động nguồn lực tài chính tư nhân trong một thập kỷ qua theo từng kênh huy động trực tiếp, gián tiếp qua hệ thống ngân hàng, qua hệ thống thị trường tài chính, qua các hình thức hợp tác công tư và xã hội hóa. Trên cơ sở phân tích những thành công, tồn tại, và nguyên nhân của nó, luận án đề xuất những quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao khả năng huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân.
4. Tài liệu tham khảo
4.1 Tiếng Việt
Lê Minh Bảo, Phát hành trái phiếu Chính phủ biện pháp quan trọng để huy động vốn cho đầu tư phát triển ở nước ta, Tạp chí Giáo dục lý luận Số 3, 2005.
Vũ đình Bách-Ngô đình Giao, đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế bền vững, Nxb CTQG, Hà Nội 1996
Nguyễn Thị Cành và Nguyễn Thái Phúc, Phân bổ vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế thị trường, hội thảo khoa học Trường đại học dân lập Văn Lang, TP.HCM 1999
Quách Nhan Cương, Doãn Văn Kính, Uông Tổ đỉnh, Kinh tế các nguồn lực tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội 1996
Viện nghiên cứu tài chính, Tài chính trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Tài chính, Hà Nội 1996
4.2 Tiếng Anh
“Effective Mobilization of Domestic Resources by LDCs”, Background paper at Ministerial Meeting on Enhancing the Mobilization of Financial Resources for Least Developed Countries’ Development, Lisbon 2010.
OPEC Fund (2002) “Financing for Development”, Proceedings of a workshop of the G24, NewYork 2001.
Mohamed Ariff., Lim Cheen (2001) “Mobilizing Domestic and External Resources for Economic Development: Lessons from the Malaysian Experience”, Asia – Pacific Development Journal, Vol 8, No1.
Fidelis Ogwumike, Davidson Omole (2007) “Mobilizing Domestic Resources for Economic Development in Nigeria: the Role of the Capital Market”, AERC Research Paper No 56
Suresh Shende (2010) “Mobilization of Financial Resources for Economic Development”, Report of the Interregional Adviser in Resource Mobilization, United Nations.
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ kinh tế trên ---
Tham khảo thêm
- pdf Luận án TS: Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế - Nghiên cứu trường hợp Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội
- pdf Luận án TS: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
- pdf Luận án TS: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025
- pdf Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2025
- pdf Luận án TS: Phát triển bền vững hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá của Việt Nam trong hội nhập quốc tế
- pdf Luận án TS: Tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam
- pdf Luận án TS: Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế
- pdf Luận án TS: Gắn kết tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội ở nước CHDCND Lào
- pdf Luận án TS: Vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành cộng đồng kinh tế Asean
- pdf Luận án TS: Vai trò của nhà nước đối với đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng ở Việt Nam