Luận án TS: Nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ đến kinh tế vĩ mô Việt Nam

Mục tiêu của luận án Nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ đến kinh tế vĩ mô Việt Nam là thông qua việc nghiên cứu tác động CSTT đến kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017, luận án đề xuất các khuyến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn trong điều hành CSTT nhằm ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Luận án TS: Nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ đến kinh tế vĩ mô Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Việc thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý có sự đóng góp quan trọng của CSTT. Nhưng việc duy trì tính ổn định kinh tế vĩ mô trong những năm tiếp theo, đảm bảo sự phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam vẫn là một bài toán khó đối với các nhà hoạch định chính sách. Việc nghiên cứu tác động của CSTT đến kinh tế vĩ mô, từ đó có những giải pháp thích hợp trong điều hành để giúp CSTT phát huy hiệu quả tốt hơn nữa đối với nền kinh tế Việt Nam trong tương lai là thực sự cần thiết và có ý nghĩa khoa học. Chính vì lý do đó, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ đến kinh tế vĩ mô Việt Nam” cho luận án tiến sỹ của mình.

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu tác động CSTT đến kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017, luận án đề xuất các khuyến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn trong điều hành CSTT nhằm ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về CSTT, tác động của CSTT đến kinh tế vĩ mô.

Nghiên cứu thực trạng CSTT và tác động của CSTT đến kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2005 - 2017.

Đưa ra các kết luận, thảo luận chính sách và đề xuất các khuyến nghị đối với CSTT góp phần ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về CSTT, tác động của CSTT đến kinh tế vĩ mô Việt Nam.

Về nội dung nghiên cứu: Tác động của CSTT đến kinh tế vĩ mô rất đa chiều và phức tạp, có thể xem xét sự tác động đó đến nhiều biến số khác nhau của kinh tế vĩ mô. 

Về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu tác động của CSTT đến một số biến số kinh tế vĩ mô của Việt Nam trên phạm vi quốc gia.

Về thời gian nghiên cứu: Luận án tiến hành nghiên cứu thực trạng CSTT và điều hành CSTT của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017 và đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2025.

1.4  Những đóng góp mới của luận án

Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý thuyết về CSTT và tác động của CSTT đến tăng trưởng và lạm phát – hai biến số quan trọng của kinh tế vĩ mô. -

Làm rõ các vấn đề về ổn định kinh tế vĩ mô, những nhiệm vụ đặt ra trong điều hành CSTT khi mục tiêu chính sách là ổn định kinh tế vĩ mô, là luận cứ quan trọng để đưa ra các khuyến nghị cho CSTT của Việt Nam. 

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án

Phương pháp nghiên cứu

2.2 Cơ sở lý luận về chính sách tiền tệ và tác động của chính sách tiền tệ đến kinh tế vĩ mô

Chính sách tiền tệ

Tác động của chính sách tiền tệ đến kinh tế vĩ mô

Chính sách tiền tệ với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô

Điều hành chính sách tiền tệ của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2.3 Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 

Tình hình kinh tế thế giới và kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2005-2017

Điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam giai đoạn 2005-2017

2.4 Đánh giá tác động chính sách tiền tệ đến kinh tế vĩ mô Việt Nam

Đánh giá định tính tác động của chính sách tiền tệ đến kinh tế vĩ mô Việt Nam

Đánh giá định lượng tác động chính sách tiền tệ đến kinh tế vĩ mô Việt Nam

Đánh giá chung tác động của chính sách tiền tệ đến kinh tế vĩ mô Việt Nam

2.5 Định hướng điều hành chính sách tiền tệ và một số khuyến nghị chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam 

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành ngân hàng và quan điểm, định hướng điều hành chính sách tiền tệ

Một số khuyến nghị chính sách tiền tệ nhằm hướng đến mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam

3. Kết luận

Việc thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý có sự đóng góp quan trọng của CSTT. Nhưng việc duy trì tính ổn định của nền kinh tế trong những năm tiếp theo tạo điều kiện tốt cho sự phát triển kinh tế Việt Nam vẫn là một bài toán khó đối với các nhà hoạch định chính sách. Trong khuôn khổ luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý thuyết về CSTT và tác động của CSTT đến tăng trưởng và lạm phát – hai biến số quan trọng của kinh tế vĩ mô. Làm rõ các vấn đề về ổn định kinh tế vĩ mô, những nhiệm vụ của CSTT khi mục tiêu chính sách là ổn định kinh tế vĩ mô, là luận cứ quan trọng để đưa ra các khuyến nghị cho CSTT của Việt Nam. Luận án cũng tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm điều hành CSTT của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, NHTW Thái Lan, NHTW Nhật Bản, NHTW Anh, NHTW Châu Âu, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), và đưa ra những định hướng, các bài học kinh nghiệm phù hợp với điều kiện bối cảnh của Việt Nam.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bùi Duy Phú (2008), “ Phân tích định lượng về tác động của chính sách tiền tệ tới một số nhân tố vĩ mô Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”. Luận án tiến sỹ kinh tế, trường Đại học kinh tế quốc dân.

Chu Khánh Lân, “Nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng tại Việt Nam”. Tạp chí ngân hàng số 5 tháng 3/2013.

Đặng Ngọc Tú, “Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2017”. Tạp chí tài chính kỳ 1 tháng 2/2017. 

Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2002), “Giáo trình quản lý học kinh tế quốc dân (tập II)”. NXB Khoa học và Kỹ thuật.

Finance.tvsi, “Điều hành chính sách tiền tệ: Học được gì từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản”, ngày truy cập 10/5/2017, 

4.2 Tiếng Anh

Aleem, Abdul (2010), “Transmission Mechnism of Monetary Policy in India”, Journal of Asian Economics”. Vol. 21, pp, 186 – 197

Bankofengland.co.uk, “Monetarypolicy”, ngày truy cập 28/8/2016

Bank of Thailand, “Monetary Operations Framework at the Bank of Thailand”, 

Ben S C Fung (2002), “A Var analysis of the effects of monetary policy in east asia”, BIS Working Papers.

Dabla-Norris, Era, & Holger Floerkemeier (2006), “Transmission Mechanisms of Monetary policy in Armenia. Evidence from VAR Analysis”, IMF Working Paper 06/248.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM