Luận án TS: Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững

Luận án Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững được hoàn thành với mục tiêu nhằm góp phần làm rõ những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển các KCN trên quan điểm PTBV; xây dựng được các nhóm chỉ số ñánh giá sự PTBV các KCN về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các KCN vùng KTĐBB và tác động của các chính sách phát triển KCN tới tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và BVMT. Từ đó, chỉ ra các nhân tố không bền vững trong phát triển và hoạt động các KCN vùng KTTĐBB. 

Luận án TS: Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững

1. Mở đầu

1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài 

Vùng KTTĐBB nói riêng và cả nước nói chung, cần phải được tổng kết, nghiên cứu và đề xuất giải pháp khắc phục. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các chính sách, giải pháp đảm bảo cho sự PTBV các KCN mỗi địa phương cũng như toàn vùng KTTĐBB là vấn đề cấp bách. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển các khu công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ theo hướng bền vững” làm luận án Tiến sỹ của mình. 

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu

Mặc dù có nhiều điểm khác biệt, nhưng về mặt chính sách, các mô hình trên đây đều có một điểm chung, đó là chính sách "thu hút đầu tư". Dù là KCX, KCN, KCN Hương Trấn, hay KKT mở, nếu được xây dựng nhưng không thu hút hoặc thu hút được rất ít doanh nghiệp đến đầu tư thì Khu đó coi như thất bại. 

1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Góp phần làm rõ những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển các KCN trên quan điểm PTBV; xây dựng được các nhóm chỉ số ñánh giá sự PTBV các KCN về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Khái quát hóa kinh nghiệm của một số nước phát triển và đang phát triển về chính sách PTBV các KCN.

Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các KCN vùng KTĐBB và tác động của các chính sách phát triển KCN tới tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và BVMT. Từ đó, chỉ ra các nhân tố không bền vững trong phát triển và hoạt động các KCN vùng KTTĐBB. 

1.4  Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Về mặt không gian: Luận án nghiên cứu các KCN trong phạm vi vùng KTTĐBB, bao gồm cả các KCN, KCX thuộc các địa phương trong vùng. Tuy nhiên, để có số liệu so sánh, đề tài nghiên cứu bổ sung với các KCN vùng KTTĐPN và KTTĐMT và 1 số địa bàn điển hình về phát triển các KCN trong nước: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu…

Về mặt thời gian: Phần thực trạng, luận án sẽ nghiên cứu toàn bộ thời kỳ từ khi có sự hình thành của KCN Việt Nam, năm 1991 và KCN đầu tiên của vùng KTTĐBB từ năm 1994 ñến hết năm 2008. Phần đề xuất giải pháp lấy mốc thời gian ñến năm 2020.

Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các KCN và KCX đã được Thủ tướng Chính phê duyệt, hoạt động theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP. 

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung. Luận án coi trọng việc điều tra tổng kết thực tiễn, từ đó khái quát hóa, nêu lên những kiến nghị hoàn thiện giải pháp. 

1.6 Những đóng góp của Luận án

Đối với việc xây dựng chính sách: Đưa ra các nội dung cần hoàn thiện của hệ thống chính sách phát triển KCN, KCX hiện hành theo quan điểm PTBV cho cả nước và các địa phương vùng KTTĐBB.

Với phát triển KTXH: Góp phần thúc đẩy sự phát triển của các KCN, KCX theo hướng bền vững qua đó ñảm bảo thúc đẩy PTBV của toàn Vùng.

Đối với các cơ quan nghiên cứu ứng dụng kết quả nghiên cứu: Đề xuất các yêu cầu, giải pháp cho sự PTBV các KCN, phục vụ công tác quản lý của BQL các KCN các địa phương vùng KTTĐBB.

2. Nội dung

2.1  Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững khu công nghiệp.

Những vấn đề lý luận cơ bản về khu công nghiệp

Phát triển bền vững và các nội dung của phát triển bền vững

Phát triển bền vững các khu công nghiệp và các tiêu chí đánh giá

Kinh nghiệm của một số nước về phát triển bền vững khu công nghiệp và những bài học vận dụng cho Việt Nam

2.2 Thực trạng phát triển bền vững các khu công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ. 

Khái quát về sự hình thành và phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

Chính sách phát triển KCN và tác động của nó đến PTBV KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

Thực trạng phát triển bền vững các KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

Đánh giá chung

2.3 Định hướng và các giải pháp phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng Đểm Bắc bộ theo hướng bền vững

Định hướng phát triển các khu công nghiệp vùng KTTĐBB đến năm 2020

Giải pháp phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng ñiểm Bắc bộ đến năm 2020 theo hướng bền vững

Một số kiến nghị

3. Kết luận

Luận án đã đạt được những kết quả sau: Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển các KCN trên quan điểm PTBV. Thông qua các quan điểm và khái niệm khác nhau về PTBV của các trường phái lý thuyết, xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá sự PTBV các KCN về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường; từ đó xây dựng khung đánh giá sự PTBV các KCN. Đây là nền tảng vững chắc trong nhận diện sự PTBV các KCN. Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia, Luận án đã rút ra được bài học kinh nghiệm cho sự PTBV các KCN của Vùng bao gồm: Phải có quy hoạch KCN trên toàn Vùng một cách hệ thống; Nắm vững xu thế chuyển đổi các mô hình phát triển KCN theo hướng hiện đại; Xu thế chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ KCN theo hướng hiệu quả và phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ; Bảo đảm tính đồng bộ cho sự phát triển KCN với các yếu tố cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, môi trường trong khu vực có KCN; Chính phủ luôn có các chính sách phù hợp cho việc phát triển các KCN; Về quản lý KCN. 

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Tuấn Anh (2001), “Phát triển KCN sinh thái nhằm bảo đảm sự PTBV”, Thông tin KCN Việt Nam (13), Hà Nội. 

Lê Xuân Bá (2007), Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX, đề tài cấp Bộ- Bộ KHĐT, Hà Nội. 

Ngô Thế Bắc (2000), “KCX, KCN ở Việt Nam hiện nay”, tạp chí Nghiên cứu kinh tế (265), Hà Nội. 

Ban Điều phối các vùng Kinh tế trọng điểm, Bộ KHĐT (2009), Số liệu kinh tế - xã hội các vùng KTTĐ cả nước, Hà Nội. 

Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội (2001), Đề xuất một số giải pháp về quản lý nhà nước để xây dựng và phát triển các KCN, KCX Hà Nội năm 2000- 2010, đề tài khoa học cấp Thành phố, Hà Nội. 

Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội (2002), Nghiên cứu chính sách thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào các KCN, đề tài khoa học cấp Thành phố, Hà Nội. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM