Luận án TS: Phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững tại tỉnh Bình Định

Luận án Phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững tại tỉnh Bình Định được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận về quản lý PTKTBTHBV, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý PTKTBTHBV tại tỉnh Bình Định, đưa ra các giải pháp mang tính khả thi, có luận cứ khoa học, thực tế và kiến nghị nhằm quản lý PTKTBTHBV tại tỉnh Bình Định trong thời gian đến năm 2020 và tiếp theo. 

Luận án TS: Phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững tại tỉnh Bình Định

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Với cách tiếp cận theo góc độ QLNN về PTKTBTHBV, trong những năm qua, có thể thấy chính quyền tỉnh Bình Định đã có chủ trương, chiến lược, quy hoạch, chính sách nhằm PTKTBTHBV. Tuy nhiên những chủ trương, chiến lược, quy hoạch, chính sách này mới là bước đầu, chưa đồng bộ, nhất quán, chưa tạo môi trường thuận lợi để PTKTBTHBV; tổ chức bộ máy quản lý và công tác kiểm tra, giám sát cũng còn nhiều thiếu sót, thực hiện chưa nghiêm. Do đó, việc khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý PTKTB tại tỉnh Bình Định, trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp nhằm quản lý PTKTBTHBV tại tỉnh Bình Định là cấp thiết, có tính thời sự cao, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Từ những phân tích, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững tại tỉnh Bình Định” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan

Các công trình nghiên cứu về quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững của Việt Nam và nước ngoài

Các công trình nghiên cứu về quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững tại các địa phương của Việt Nam

Các công trình nghiên cứu về kinh tế biển và quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững tại tỉnh Bình Định

Tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan và khoảng trống nghiên cứu đặt ra cho đề tài luận án

1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý PTKTBTHBV, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý PTKTBTHBV tại tỉnh Bình Định, Luận án đưa ra các giải pháp mang tính khả thi, có luận cứ khoa học, thực tế và kiến nghị nhằm quản lý PTKTBTHBV tại tỉnh Bình Định trong thời gian đến năm 2020 và tiếp theo. 

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý PTKTBTHBV ở địa phương cấp tỉnh, đúc kết những bài học kinh nghiệm về quản lý PTKTB ở một số địa phương và rút ra bài học cho tỉnh Bình Định.

Hai là, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý PTKTBTHBV tại tỉnh Bình Định, tìm ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý PTKTBTHBV tại tỉnh Bình Định.

Ba là, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị đối với quản lý PTKTBTHBV tại tỉnh Bình Định trong những năm tới. 

1.4  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là nghiên cứu QLNN của chính quyền địa phương cấp tỉnh đối với PTKTBTHBV

Phạm vi nghiên cứu về nội dung: với cách tiếp cận theo góc độ QLNN, luận án tập trung nêu bật vai trò của chính quyền nhà nước, cụ thể là chính quyền địa phương cấp tỉnh trong quản lý PTKTB

Phạm vi nghiên cứu về không gian: nghiên cứu đối với địa bàn vùng biển và bờ biển, hoạt động quản lý PTKTB theo hướng bền vững của chính quyền tỉnh Bình Định

Phạm vi nghiên cứu về thời gian: thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2017. Các giải pháp được áp dụng cho thời gian đến năm 2020 và tiếp theo.

1.5  Câu hỏi nghiên cứu chủ yếu của đề tài

 PTKTB tại tỉnh Bình Định có theo hướng BV không? Có đảm bảo BV về mặt kinh tế, BV về mặt xã hội và BV về mặt môi trường?

QLNN của chính quyền địa phương về PTKTB hiện tại đã đáp ứng được yêu cầu quản lý phát triển theo hướng BV?

So với cơ sở lý luận, thực tiễn QLNN của chính quyền địa phương về PTKTBTHBV có những sai biệt nào cần có giải pháp khắc phục?

1.6  Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp phân tích dữ liệu

2. Nội dung

2.1  Cơ sở lý luận về quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững tại địa phương cấp tỉnh

Khái luận về quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Nội dung quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững của địa phương cấp tỉnh và các tiêu chí đánh giá

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Kinh nghiệm quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững của một số địa phương trong và ngoài nước và bài học rút ra cho tỉnh Bình Định

2.2 Thực trạng quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững tại tỉnh Bình Định

Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, tiềm năng và kết quả phát triển kinh tế của tỉnh Bình Định

Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng  bền vững tại tỉnh Bình Định

Đánh giá chung về thực trạng quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững tại tỉnh Bình Định giai đoạn 2013-2017

2.3 Giải pháp và kiến nghị về quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững tại tỉnh Bình Định

Dự báo xu hướng phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững trên thế giới và Việt Nam

Bối cảnh tác động đến quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững tỉnh Bình Định

Quan điểm, mục tiêu và phương hướng quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững tại tỉnh Bình Định

Các giải pháp hoàn thiện quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững tại tỉnh Bình Định

Một số kiến nghị

3. Kết luận

Luận án đã hệ thống và cập nhật một số vấn đề lý luận về quản lý PTKTBTHBV, xây dựng được khung lý luận, đồng thời chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý PTKTBTHBV và kinh nghiệm quản lý PTKTB của các địa phương trong và ngoài nước. Trên cơ sở thu thập các dữ liệu từ nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp, luận án đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng quản lý PTKTBTHBV tại tỉnh Bình Định về các mảng kinh tế, xã hội, môi trường; phân tích về chiến lược và quy hoạch biển, về các chính sách, về bộ máy quản lý, về kiểm tra giám sát PTKTBTHBV. Từ đó luận án đã chỉ ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý PTKTBTHBV tại tỉnh Bình Định. Trên cơ sở một số dự báo xu hướng, bối cảnh PTKTB trên thế giới và ở Việt Nam, cũng như quan điểm, mục tiêu và phương hướng quản lý PTKTB của tỉnh Bình Định, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý PTKTBTHBV.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Đoàn Văn Ba (2008), Phát triển kinh tế biển nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo vùng ven biển Thừa Thiên - Huế, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng.

Lê Bảo (2010), Phát triển nuôi tôm bền vững ở các tỉnh Duyên hải miền trung, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

Ban biên giới Bộ ngoại giao (2004), Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của luật biển ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Ban Tuyên giáo Trung ương (2010), Chiến lược biển của Việt Nam từ quan điểm đến thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Phan Thị Dung (2009), Phương hướng và những giải pháp nhằm PTBV KTTS vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

4.2 Tiếng Anh

David K. Y. Chu (2000), “Fujian: A Coastal Province in Transition and Transformation”.

Frank Ahlhorn (2009), “Long-term Perspective in Coastal Zone Development”.

L.Kuzma – K.Misztal – A.Grzelakowski (2000), “Kinh tế học cảng biển”.

Mun Wai Ho và Kim Hin Ho (trường đại học quốc gia Singapore) (2004), “Risk Management in Large Physical Infrastructure Investments: The Context of Seaport Infrastructure Development and Investment”. 

Richard Burroughs (2010), “Coastal Governance”.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM