Luận án TS: Phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng

Luận án Phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ thêm lý luận và thực tiễn về phát triển ngành hàng nấm ăn. Đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng những năm qua. Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển ngành hàng nấm ăn tại vùng đồng bằng sông Hồng. 

Luận án TS: Phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Nhìn chung, các nghiên cứu trên mới chỉ tập trung chủ yếu vào đánh giá thực trạng, so sánh lợi thế, xu hướng phát triển, tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm nấm ăn; đặc biệt là kỹ thuật sản xuất nấm ăn nhằm nâng cao năng suất và chất lượng các loại nấm ăn. Do đó, chưa có công trình nghiên cứu và thảo luận một cách có hệ thống về Phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, hàng loạt những vấn đề đặt ra cả về lý luận và thực tiễn như: Ngành hàng nấm ăn đã hình thành và phát triển ở nước ta nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng như thế nào? Những tác nhân nào tham gia vào ngành hàng nấm ăn và đang gặp phải những khó khăn, trở ngại nào? Những giải pháp nào được nghiên cứu, đề xuất cho việc phát triển ngành hàng nấm ăn tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng? Để góp phần làm sáng tỏ các vấn đề nêu trên, đề tài: “Phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng” được tiến hành. 

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển ngành hàng nấm ăn của vùng đồng bằng sông Hồng, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển ngành hàng nấm ăn của vùng. Cụ thể:

 Luận giải và làm rõ thêm lý luận và thực tiễn về phát triển ngành hàng nấm ăn.

Đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng những năm qua.

Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển ngành hàng nấm ăn tại vùng đồng bằng sông Hồng. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

Đối tượng nghiên cứu là những hoạt động của các tác nhân tham gia trong ngành hàng nấm ăn tại vùng đồng bằng sông Hồng. 

Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển ngành hàng nấm ăn của vùng đồng bằng sông Hồng với một số loại nấm ăn phổ biến gồm: nấm rơm, nấm sò, mộc nhĩ, nấm mỡ.

Phạm vi về không gian: Các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng; Ngoài ra, một số nội dung chuyên sâu được khảo sát tại Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật - Viện Di truyền nông nghiệp, Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số cơ quan quản lý nhà nước liên quan.

Phạm vi về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu quá trình hình thành phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng qua các năm 2009, 2010 và 2011; Đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển ngành hàng nấm ăn trong thời gian tới. 

1.4  Những đóng góp của đề tài 

Hệ thống hóa, luận giải và làm rõ thêm cơ sở lý luận, thực tiễn, khung lý thuyết về ngành hàng nấm ăn nói chung, đồng bằng sông Hồng nói riêng. 

Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển ngành hàng nấm ăn tại vùng đồng bằng sông Hồng; đồng thời nghiên cứu hoạt động của các tác nhân, cùng với những yếu tố ảnh hưởng tới các tác nhân tham gia trong ngành hàng nấm ăn. 

2. Nội dung

2.1  Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ngành hàng nấm ăn

Lý luận về phát triển ngành hàng nấm ăn

Cơ sở thực tiễn

2.2 Phương pháp nghiên cứu về ngành hàng nấm ăn

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 

Phương pháp nghiên cứu 

2.3 Thực trạng phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng

Sơ đồ ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sồng Hồng

Thực trạng hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng nấm ăn

Đánh giá mối quan hệ giữa các tác nhân trong ngành hàng nấm ăn

Kết quả và hiệu quả kinh tế của ngành hàng nấm ăn

Đánh giá sự phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng 

Các nhân tố ảnh hưởng phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng

2.4 Định hướng và giải pháp phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng

Căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp

Định hướng phát triển ngành hàng nấm ăn 

Giải pháp chủ yếu phát triển ngành hàng nấm ăn

3. Kết luận

Nhằm phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tạo dựng được thương hiệu nấm Việt Nam trên trường quốc tế, cần thống nhất thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Quy hoạch vùng sản xuất nấm trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương trong vùng; Nâng cao năng lực cho các tác nhân tham gia trong ngành hàng; Hoàn thiện và tổ chức hệ thống quản lý nhà nước đối với ngành hàng nấm ăn; Tăng cường liên kết giữa các tác nhân tham gia trong ngành hàng. 

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa X (2008). Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn năm 2008, Hà Nội.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2003). Thực trạng và giải pháp trong sản xuất và chế biến tiêu thụ nấm, Hội nghị triển khai sản xuất và chế biến nấm, măng ngày 26/3/2003 tại Hà Nội.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010). Quyết định số 3577/QĐ-BNN-XD ngày 31/12/2010 về việc phê duyệt dự án đầu tư “Sản xuất giống nấm, giai đoạn 2011 - 2015” thuộc Chương trình giống

Phạm Vân Đình (1999). Phương pháp phân tích ngành hàng nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cs (1997). Kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Thân Đức Nhã và Nguyễn Thị Sơn (2010). Kỹ thuật nuôi trồng, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Pierre Fabre (1994). Phương pháp phân tích ngành hàng, Vũ Đình Tôn dịch, Rome.

Ngô Đình Giao (1996). Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.  

4.2 Tiếng Anh

Bano, Z and S.Rajarathnam (1982). Pleurotus mushrooms á a nutritious food, Trang 363 – 380, Trong: S.T. Chang và T.H. Quimio (eds), Tropical mushrooms: Their biological nature and cultivation methods, The Chinese University Pree. HongKong 493p.

Chang, S.T. (1978). Volvariella volvacea. Trang 573 – 603. Trong: S.T. Chang và W.A.Hayes (eds). The biology and cultivation of edible mushroom. Academic Press N.Y. 819p.

Chang, S.T (1987). World production of edible mushrooms in 1986, Mushroom J.Tropics 7: 117 – 120.

Cheng, S.C and C.C.TU (1978). Auricularia spp, trang 605 – 625. Trong: S.T. Chang và W.A.Hayes (eds), The biology and cultivation of edible mushroom, Academic Press N.Y. 819p.  

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM