Luận án TS: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam

Luận án Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ mối quan hệ giữa XĐGN và phát triển KT-XH, thực trạng XĐGN và vai trò của nó đối với phát triển KT-XH ở Tây Bắc Việt Nam để đưa ra phương hướng và những giải pháp cơ bản để thực hiện XĐGN nhằm phát triển KTXH ở các tỉnh này. 

Luận án TS: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một mặt đã tạo ra những cơ hội mới trong phát triển kinh tế - xã hội nhưng mặt khác lại tiềm ẩn không ít rủi ro, thách thức. Điều đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu để đưa ra các quyết định phát triển KT-XH phù hợp với từng thời kỳ cũng như với từng địa phương, từng nhóm dân cư, từng vùng lãnh thổ… nhằm vừa đảm bảo TTKT vừa đảm bảo XĐGN nhanh, bền vững và thực hiện tốt công bằng xã hội (CBXH). Chính vì vậy việc nghiên cứu những giải pháp XĐGN nhằm phát triển KT-XH ở Tây Bắc Việt Nam đang có ý nghĩa cấp bách, thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. 

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án làm rõ mối quan hệ giữa XĐGN và phát triển KT-XH, thực trạng XĐGN và vai trò của nó đối với phát triển KT-XH ở Tây Bắc Việt Nam để đưa ra phương hướng và những giải pháp cơ bản để thực hiện XĐGN nhằm phát triển KTXH ở các tỉnh này. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

XĐGN và phát triển KT-XH là hai vấn ñề của một quá trình, có quan hệ biện chứng, tương hỗ lẫn nhau. XĐGN ở Tây Bắc Việt Nam hiện nay có tác động không nhỏ ñến quá trình phát triển KT-XH của Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung. 

Về nội dung: nhận diện nghèo đói nói chung, nghèo đói ở Tây Bắc nói riêng; nguyên nhân nghèo đói của Tây Bắc; thực trạng XĐGN và vai trò của nó đối với phát triển KT-XH ở Tây Bắc; khó khăn hạn chế trong việc XĐGN nhằm phát triển KT-XH ở Tây Bắc.

Về không gian: Trong khuôn khổ luận án tiến sĩ, tác giả thực hiện các nghiên cứu tại 4 tỉnh Tây Bắc theo phân vùng kinh tế, bao gồm: Lai Châu, ðiện Biên, Sơn La, Hòa Bình (sau đây gọi tắt là Tây Bắc).

1.4  Phương pháp nghiên cứu 

Phương pháp luận trực tiếp

Phương pháp nghiên cứu truyền thống

1.5 Đóng góp mới của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận của nghèo đói, XĐGN, phát triển KT-XH đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa XĐGN và phát triển KT-XH cũng như vai trò của XĐGN đối với phát triển KT-XH nói chung và đối với các tỉnh Tây Bắc Việt Nam nói riêng. Chỉ ra những tác động của XĐGN đến phát triển KT-XH, xác định vai trò của XĐGN đối với việc phát triển KT-XH và đưa ra những giải pháp cơ bản để XĐGN nhằm phát triển KT-XH ở Tây Bắc Việt Nam.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội

Kết quả nghiên cứu của các tác giả và tổ chức quốc tế

Các kết quả nghiên cứu trong nước

Những kết quả nghiên cứu và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc

2.2 Lý luận và thực tiễn về xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội

Lý luận về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo

Lý luận về phát triển kinh tế - xã hội

Tính tất yếu và vai trò của XĐGN đối với phát triển kinh tế - xã hội

Thực tiễn xóa ñói giảm nghèo nhằm phát triển KT-XH ở Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về xóa đói giảm nghèo và phát triển KT-XH

2.3 Thực trạng xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc Việt Nam

Đặc điểm của Tây Bắc

Hiện trạng nghèo đói và tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc qua kết quả điều tra, khảo sát của tác giả năm 2011

Thực trạng xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc

Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong việc xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc

2.4 Quan điểm, định hướng và giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc.

Những cơ hội và thách thức đối với xóa ñói giảm nghèo ở Tây Bắc

Xu hướng xóa đói giảm nghèo và phát triển KT-XH trong thời gian tới

Quan điểm, định hướng xóa ñói giảm nghèo ở Tây Bắc những năm tới

Những giải pháp cơ bản xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc

3. Kết luận

Những nội dung cơ bản mà luận án đạt được là: Thứ nhất là hệ thống hóa và phân tích các vấn đề lý luận về XĐGN, mối quan hệ giữa XĐGN với phát triển KT-XH cũng như những tác động của nó đến phát triển KT-XH. Từ các quan điểm khác nhau về XĐGN và phát triển KT-XH của các trường phái để rút ra quan điểm XĐGN nhằm phát triển KT-XH ở Tây Bắc. Thứ hai là thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm XĐGN và phát triển KTXH của một số nước thành công nhất để rút ra các bài học kinh nghiệm và khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam, cũng như là ở Tây Bắc, đó là: tạo cơ hội và khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo; hỗ trợ người nghèo các điều kiện sinh kế; nâng cao năng lực cho người nghèo để họ chủ động vươn lên thoát nghèo. Thứ ba là thông qua kết quả điều tra, khảo sát, phỏng vấn các hộ dân, cán bộ quản lý các cấp từ Trung ương đến địa phương kết hợp với các số liệu điều tra thứ cấp sẵn có để phân tích thực trạng, đặc điểm nghèo đói và hiệu quả của công tác XĐGN ở đồng thời chỉ ra những chính sách tác động mạnh nhất đến sản xuất và đời sống người nghèo, những hạn chế, bất cập, tồn tại và nguyên nhân trong XĐGN ở Tây Bắc thời gian qua để đưa ra các giải pháp thích hợp, tiết kiệm và hiệu quả nhất để XĐGN nhanh và bền vững góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH ở Tây Bắc trong giai đoạn tới.

4. Tài liệu tham khảo

Adam Ford và các tác giả (1996), Vấn ñề nghèo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia - Công ty Aduki dịch, Hà Nội

ADB (2003), Nghèo: Báo cáo phát triển Việt Nam 2004, Nxb Công ty in và Văn hóa phẩm, Hà Nội

Mai Ngọc Anh (2010), An sinh xã hội đối với nông dân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Đinh Văn Ân và các tác giả (2005), Quan niệm và thực tiễn phát triển KT-XH tốc độ nhanh, bền vững chất lượng cao ở Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.

Lê Xuân Bá (2001), Nghèo ñói và XðGN ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Bộ Lao động Thương binh và xã hội và UNDP (2004), đánh giá cuối kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN và Chương trình 135-I, Hà Nội. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ kinh tế trên ---

Ngày:16/09/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM