Luận án TS: Thông tin bất cân xứng và nhu cầu rau của người tiêu dùng tại TPHCM

Luận án Thông tin bất cân xứng và nhu cầu rau của người tiêu dùng tại TPHCM được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu tác động của việc tìm kiếm thông tin đến hành vi, lựa chọn và sở thích đối với RAT và các thuộc tính an toàn của rau.

Luận án TS: Thông tin bất cân xứng và nhu cầu rau của người tiêu dùng tại TPHCM

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Vấn đề lòng tin của người tiêu dùng được đề cập ở trên có thể xuất phát từ tình trạng thông tin bất cân xứng. Vấn đề nằm ở chỗ thuộc tính VSATTP của rau củ quả là một thuộc tính mà trong hầu hết các trường hợp, người tiêu dùng không thể biết được ngay cả sau khi tiêu dùng. Trong khi đó, người bán và người sản xuất biết rõ hơn về chất lượng và VSATTP của hàng hóa mà họ cung cấp. Kết quả là người sản xuất có động cơ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất độc hại nhằm làm cho rau có hình dáng đẹp, dễ tiêu thụ nhằm tăng lợi nhuận. Đây là hiện tượng rủi ro đạo đức (moral hazard) phát sinh do bất cân xứng thông tin. Bên cạnh đó, bởi vì người mua không thể phân biệt rau không an toàn và RAT, cho nên hai loại rau này có xu hướng được bán bằng giá và hai thị trường nhập lại thành một. Và bởi vì RAT có chi phí sản xuất cao hơn nhiều, những người sản xuất và bán RAT khó cạnh tranh với rau không an toàn. Đây là vấn đề lựa chọn ngược (adverse selection). Hậu quả của rủi ro đạo đức và lựa chọn ngược là RAT sẽ bị rau không an toàn đẩy ra khỏi thị trường.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích tác động của yếu tố giá cả và tần suất theo dõi thông tin VSATTP đến nhu cầu RAT bằng cách ước lượng hệ phương trình 6 hàm cầu cho ba nhóm: rau ăn lá, rau ăn củ và rau ăn quả, mỗi nhóm có hai loại thường và an toàn.

Áp dụng phương pháp choice experiment (CE) để đo lường giá sẵn lòng trả (WTP) cho các thuộc tính an toàn của rau và tác động của thông tin đến WTP. Hai loại rau được lựa chọn là rau muống và cà rốt. Các thuộc tính được xem xét gồm: nơi bán, chứng nhận an toàn, cam kết của người bán, bao bì và thông tin trên bao bì.

Áp dụng mô hình Multinomial Logit Model (MNL) để phân tích tác động của đặc điểm người mua đến sự lựa chọn nơi mua rau, và mô hình Random Utility Model (RUM) để phân tích ảnh hưởng của các thuộc tính từng nơi mua đến sự lựa chọn nơi mua rau.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hành vi người tiêu dùng rau trên thị trường TPHCM

Đơn vị nghiên cứu: Cá nhân người trực tiếp mua và tiêu dùng rau.

Phạm vi không gian: Thị trường rau tại TPHCM.

Phạm vi thời gian: Từ 1/2016 - 7/2018

Phạm vi học thuật: Thông tin, nhu cầu, sở thích, hành vi lựa chọn rau và nơi mua rau của người tiêu dùng.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng 2 nguồn số liệu: thứ cấp và sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TPHCM, Chi cục Trồng Trọt và Bảo vệ Thực vật TPHCM, Ban Quản lý An toàn Thực Phẩm, Sở Y tế TPHCM. Ngoài ra luận án còn sử dụng các nguồn thông tin từ Google AdWords.

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu

Ba mục tiêu nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp đáng kể vào kho nghiên cứu thực nghiệm về hành vi tiêu dùng RAT ở Việt Nam vì những vấn đề nghiên cứu này mặc dù mang nhiều ý nghĩa chính sách nhưng lại chưa được nghiên cứu thỏa đáng. Ở mục tiêu 1, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào phân tích nhu cầu RAT, đặc biệt là tác động của thông tin đến nhu cầu RAT. Mục tiêu 1 của luận án này phân tích nhu cầu đối với các nhóm rau củ quả bằng các phương pháp phù hợp được chấp nhận rộng rãi trong lĩnh vực phân tích nhu cầu trên thế giới. Ở mục tiêu 2, như đã trình bày, các nghiên cứu hiện có ở Việt Nam đều ước lượng WTP theo các phương pháp chưa tin cậy, đặc biệt là không phân tích được WTP cho các thuộc tính an toàn của rau. Mục tiêu 2 của luận án này áp dụng các phương pháp được công nhận trên thế giới để ước lượng WTP cho RAT cũng như WTP cho các thuộc tính an toàn của rau. Cuối cùng, như đã trình bày ở nội dung trên, các nghiên cứu phân tích sự lựa chọn nơi mua thực phẩm ở Việt Nam đều mắc phải các nhược điểm đáng kể về mặt phương pháp. Mục tiêu 3 của luận án này phân tích được các yếu tố tác động, đặc biệt là tác động của thông tin, đến sự lựa chọn nơi mua rau bằng các phương pháp phù hợp.

2. Nội dung

2.1 Giới thiệu

Rau củ quả và vấn đề VSATTP

Thị trường rat và các kênh bán lẻ

Vấn đề thông tin bất cân xứng và hành vi tìm kiếm thông tin của người tiêu dùng

Mục tiêu nghiên cứu

Ý nghĩa nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu

Bố cục luận án

2.2 Vấn đề thông tin bất cân xứng trên thị trường rau củ quả tại TPHCM

Thông tin bất cân xứng và sự thất bại của thị trường RAT tại Việt Nam

Về những biện pháp khắc phục vấn đề bất cân xứng thông tin trong thời gian qua

2.3 Cơ sở lý thuyết

Thông tin và nhu cầu RAT

Thông tin và WTP cho các thuộc tính an toàn

Thông tin và sự lựa chọn nơi mua rau

2.4 Phương pháp nghiên cứu

Thông tin và nhu cầu rau củ quả

Thông tin và WTP cho RAT

Thông tin và sự lựa chọn nơi mua rau

Quy trình nghiên cứu

Thu thập số liệu

2.5 Kết quả nghiên cứu

Mô tả mẫu khảo sát

Thông tin và nhu cầu đối với rau củ quả an toàn

Thông tin và WTP cho RAT

Thông tin và sự lựa chọn nơi mua rau

2.6 Kết luận và hàm ý chính sách

Những kết quả chính của nghiên cứu

Hàm ý chính sách

Những hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo

3. Kết luận

Kết quả phân tích các yếu tố thuộc tính nơi bán cho thấy khoảng cách rất quan trọng. Những nơi bán càng xa thì càng ít được lựa chọn. Sở thích này đem lại lợi thế cho các kênh truyền thống vốn gần các khu dân cư hơn. Các đặc điểm quan trọng khác gồm độ tươi, mức độ an toàn và cung cấp thông tin, trong khi sự đa dạng, kiểm soát đầu vào và mức độ sơ chế là không ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn. Về tác động của thông tin, mô hình MNL cho thấy tần suất theo dõi thông tin VSATTP nhìn chung tác động rất hạn chế đối với sự lựa chọn nơi mua rau. Internet hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự lựa chọn nơi mua. Theo dõi thông tin VSATTP qua TV và báo ở mức độ vừa phải có xu hướng chọn các kênh truyền thống cao hơn, nhưng theo dõi mỗi ngày thì không. Tin tức về các vụ vi phạm VSATTP và tin tức về các vụ ngộ độc có ảnh hưởng chung là giảm xác suất chọn các kênh truyền thống và tăng xác suất chọn các kênh hiện đại. Những hộ có số lần ngộ độc của các thành viên gia đình cao hơn có xu hướng chọn siêu thị mini cao hơn.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Đỗ Kim Chung & Nguyễn Linh Trung. (2015). Sự lựa chọn của người mua rau tại chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 13(2), 308-315.

Đỗ Thị Mỹ Hạnh, Đỗ Thị Tuyết Mai, Trần Trọng Nam, & Nguyễn Trọng Tuynh. (2015). Các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng đối với sản phẩm rau an toàn: nghiên cứu tình huống trên địa bàn huyện gia lâm và quận Long Biên, Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 5 (13), 841-849.

Lê Thị Tuyết Thanh. (2016). Thông tin bất cân xứng trên thị trường RAT tại TPHCM. Tạp chí Kinh Tế và Dự Báo, 11, 37 - 41.

Nguyễn Các Mác & Nguyễn Linh Trung. (2014). Nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm rau đến hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn thành phố hà nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12(6), 877-884.

Nguyễn Văn Thuận & Võ Thành Danh. (2011). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng RAT tại thành phố Cần Thơ. Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Cần Thơ, 17b, 113-119.

4.2 Tiếng Anh

Agbola, F. W., Maitra, P., & McLaren, K. (2002). The analysis of consumer demand for food in south africa using an almost ideal demand system: some preliminary results. the 46th Annual Conference of Australian Agricultural and Resource Economics Society, 13-15 February 2002. Canberra, Australia.

Ayanwale, A. B., Amusan, C. A., Adeyemo , V. A., & Oyedele, D. J. (2016). Analysis of Household Demand for Underutilized Indigenous Vegetables. International Journal of Vegetable Science, 22(6), 570–577.

Bai, J., Wahl, T. I., & McCluskey, J. J. (2008). Consumer Choice of Retail Food Store Formats in Qingdao, China. Journal of International Food & Agribusiness Marketing, 20(2), 89- 109.

Casetta, E. & Papola, A. (2001). Random utility models with implicit availability/perception of choice alternatives for the simulation of travel demand. Transportation Research 9C, (2001) 249 - 263.

Deaton, A. (1997). The analysis of household surveys : A microeconometric approach to development policy (World Bank). Baltimore MD: Johns Hopkins University Press (Published for the World Bank). 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

  • Tham khảo thêm

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM