Luận án TS: Quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Luận án Quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. 

Luận án TS: Quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Cho đến nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu về quản lý hoạt động XKLĐ, các đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu quản lý Nhà nước về XKLĐ. Nội dung quản lý hoạt động XKLĐ tại doanh nghiệp chưa có đề tài nào đề cập một cách có hệ thống từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra - giám sát, đánh giá - điều chỉnh. Đặc biệt, chưa có đề tài nào nghiên cứu quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội” để nghiên cứu nhằm phân tích rõ thực trạng, tìm ra các nguyên nhân yếu kém trong công tác quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quả

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích thực trạng quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. 

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Hệ thống hoá và làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp XKLĐ;

Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cơ chế, chính sách và các nội dung của quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp XKLĐ

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quản lý hoạt động XKLĐ trực tiếp ra nước ngoài (đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài) tại các doanh nghiệp XKLĐ.

Về không gian, nghiên cứu thu thập thông tin ở 40 doanh nghiệp XKLĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Về thời gian, số liệu và thông tin phản ánh trong nghiên cứu chủ yếu giai đoạn 2005 đến 2013.

1.4  Những đóng góp mới của luận án

Luận án đã làm sáng tỏ được cơ sở lý luận, thực tiễn và khung lý thuyết về quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động; Làm rõ các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp.

Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội theo các nội dung; lập kế hoạch xuất khẩu lao động, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát và đánh giá điều chỉnh;

2. Nội dung

2.1  Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp

Cơ sở lý luận

Cơ sở thực tiễn nghiên cứu quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 

2.2 Phương pháp nghiên cứu 

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội

Đặc điểm các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội 

Phương pháp nghiên cứu

2.3 Thực trạng quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Khái quát về xuất khẩu lao động Việt Nam

Thực trạng quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.4 Giải pháp tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Quan điểm và định hướng nhằm tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động

Căn cứ đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 

Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

3. Kết luận

Luận án với đề tài “Quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội” đã hệ thống hóa và làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp; Phân tích thực trạng quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội từ lập kế hoạch XKLĐ, tổ chức thực hiện (tìm kiếm ký kết hợp đồng, tuyển chọn LĐXK, đào tạo - giáo dục định hướng, quản lý lao động đang làm việc ở nước ngoài và thanh lý hợp đồng), kiểm tra - giám sát, đánh giá - điều chỉnh. Trong từng nội dung tác giả đã làm rõ mặt được, hạn chế. Đồng thời, đã phân tích được các nhân tố ảnh hưởng bao gồm 4 nhóm: Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp XKLĐ; Các nhân tố thuộc về người LĐXK; Các nhân tố thuộc về các nước nhập khẩu; Các nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách của Nhà nước

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Công ty Dịch vụ xuất khẩu lao động và Chuyên gia (2007). Những giải pháp nâng cao số lượng và chất lượng lao động xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố, thành phố Hồ Chí Minh.

Chính phủ (2003). Nghị định 81/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, Hà Nội.

Cục Quản lý lao động ngoài nước (2012). Báo cáo tổng kết công tác năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013, Hà Nội.

Hội đồng Bộ trưởng (1991). Nghị định số 370/HĐBT ngày 9 tháng 11 năm 1991 ban hành quy chế về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Hà Nội.

Nguyễn Thị Lan Hương (2011). Khảo sát tình hình lao động đi làm việc ở nước ngoài đã trở về Việt Nam, Đề tài Hợp tác trong nước.

4.2 Tiếng Anh

ILO (2010). Labour and Social Trends in Asean 2010, pp 12-13

Ministry and Employment of The Philippines (1995). Migration clipping, scalabrini Migration centre.

Rupa Chandra (2003). Movement of Service Supply and India: A case Study of the IT and Health Sectors Prepared for the UDPD Asia - Pacific Regional Innitiative.

Premachadra (1993). “Improving the contribution of Migrant Remittances to Development: The experience of Aisan Labour-exporting countries”, International Migration, Quartly Review Vol.XXXI No1.

Philippines Parliament (1995). Migrant Workers and Overseas Philipinos Act of 1995.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM