Luận án TS: Tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Luận án Tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được hoàn thành với mục tiêu nhằm tổng kết các cơ sở lý thuyết và mô hình thực nghiệm về đánh giá tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế; Đánh giá thực nghiệm tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam; Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Trong bối cảnh nhu cầu tái cấu trúc đầu tư công đang trở nên cấp thiết và những hoài nghi về tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế còn phổ biến, tác giả đã lựa chọn để tài “Tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam” để làm luận án tiến sĩ với mục tiêu làm rõ phương pháp luận và đánh giá tác động của đầu tư công với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam một cách toàn diện trên cơ sở định tính và định lượng, từ đó tạo ra cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách trong việc đưa ra các giải pháp phù hợp về đầu tư công nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tổng kết các cơ sở lý thuyết và mô hình thực nghiệm về đánh giá tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế;
Đánh giá thực nghiệm tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam;
Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp so sánh
Phương pháp chuyên gia
Phương pháp điều tra khảo sát
Phương pháp phân tích định lượng.
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi về thời gian: Đề tài lựa chọn phạm vi thời gian là từ năm 1995-2016, bởi vì năm 1995 là thời điểm bắt đầu một chu kỳ chiến lược mới (chiến lược phát triển kinh tế xã hội 5 năm).
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu ở Việt Nam và các tỉnh của Việt Nam với bộ dữ liệu dạng chuỗi thời gian cho cả nước và dạng bảng cho các tỉnh.
Đối tượng nghiên cứu: Tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế.
1.5 Những đóng góp mới của Luận án
Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm về bản chất và nội hàm của khái niệm của đầu tư công;
Luận án đã tổng quan toàn bộ cơ sở lý luận liên quan đến đầu tư công. Bên cạnh đó, luận án cũng tổng hợp các lý thuyết và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đánh giá tác động của đầu tư công trên thế giới cũng như trong nước. Từ đó, có thể thấy rõ được vai trò quan trọng của đầu tư công đối với phát triển kinh tế.
1.6 Những hạn chế của luận án
Trong phần tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế, luận án không lượng hóa hết được các kênh tác động do hạn chế về số liệu cũng như nguồn lực. Chẳng hạn, trong phần tác động của đầu tư công tới cán cân thương mại, việc đánh giá tác động thường được thực hiện thông qua các mô hình cân bằng tổng thể giữa nhiều quốc gia, hoặc các mô hình kinh tế lượng vĩ mô có cấu trúc và đòi hỏi nguồn lực về tài chính cũng như nguồn số liệu lớn để xây dựng mô hình, và vượt ra ngoài phạm vi của Luận án.
2. Nội dung
2.1 Lý luận chung và tổng quan về đầu tư công và tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế
Cơ sở lý luận về đầu tư công
Tăng trưởng kinh tế
Khung lý thuyết về tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế
Các nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế
2.2 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu liên quan và phương pháp nghiên cứu
Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế
Phương pháp nghiên cứu
2.3 Thực trạng tình hình đầu tư công và tăng trưởng kinh tế
Thực trạng về tăng truởng kinh tế Việt Nam thời gian qua
Thực trạng đầu tư công tại Việt Nam
Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
2.4 Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Mức đầu tư công tối ưu cho Việt Nam
Các nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế
2.5 Tóm tắt kết quả nghiên cứu và khuyến nghị chính sách.
Tóm tắt các kết quả nghiên cứu
Một số khuyến nghị
3. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy đầu tư công có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm qua thông qua tác động tích cực tới sản lượng, năng suất và thúc đẩy đầu tư tư nhân. Phân tích mức đầu tư công tối ưu cho thấy mức đầu tư công thực tế của Việt Nam hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 2/3 mức tối ưu. Nhu cầu vốn đầu tư công lớn, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế cũng khiến cho đầu tư công đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, những yếu kém về quản lý, phân bổ vốn đầu tư công trong thời gian qua khiến cho đầu tư công còn kém hiệu quả, từ đó hạn chế đáng kể đóng góp của đầu tư công vào tăng trưởng và giảm khả năng huy động vốn đầu tư công trong tương lai.
4. Tài liệu tham khảo
4.1 Tiếng Việt
Bùi Đại Dũng (2013), Tổng quan về phương pháp phân tích định lượng đối với hiệu quả đầu tư công.
Bùi Trinh (2011), "Đánh giá Hiệu quả Đầu tư công", Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 11/2011.
Bùi Trường Giang và Phạm Sỹ An (2010), "Đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và vấn đề nhập siêu”, Báo cáo tại Hội thảo về tái cơ cấu đầu tư công do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Huế 12/2010.
Đại học Kinh tế Quốc dân (2012), Giáo trình kinh tế lượng, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2012.
Học viện chính trị - hành chính khu vực I (2012), Giáo trình Kinh tế Phát triển, Nhà Xuất Bản Thống kê, Hà Nội 2012.
4.2 Tiếng Anh
ADB (2000), To Serve and To Preserve: Improving Public Administration in a Competitive World, ADB.
ADB (2010), Measuring and Monitoring Inclusive Growth: An Inclusive Growth Index for Diagnosis of Country Progress, Working Paper Series, 2010.
Agénor, P., Nabli, M.K. and T.M. Yousef (2005), Public Infrastructure and Private Investment in the Middle East and North Africa, World Bank Policy ResearchWorking Paper No. 3661.
Albala-Bertrand and Mamatzakis (2004), “The Impact of Public Infrastructure on the Productivity of the Chilean Economy”, Review of Development Economics, Albala-Bertrand and Mamatzakis, Volume 8, Issue 2.
Alesina, A., Carrasquilla, A. and Echavarría, J.J. (2000), Decentralisation in Colombia, Working Paper No. 15, Fedesarrollo, Bogotá, Colombia.
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Kinh tế trên ---
Tham khảo thêm
- pdf Luận án TS: Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững
- pdf Luận án TS: Quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- pdf Luận án TS: Phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng
- pdf Luận án TS: Đổi mới mô hình phát triển khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế
- pdf Luận án TS: Nhân tố hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước Đông Bắc Á vào Việt Nam