Luận án TS: Các mô hình toán kinh tế đánh giá suất sinh lời của giáo dục và vai trò phát tín hiệu của giáo dục sau phổ thông Việt Nam

Luận án Các mô hình toán kinh tế đánh giá suất sinh lời của giáo dục và vai trò phát tín hiệu của giáo dục sau phổ thông Việt Nam được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu thực nghiệm hai vai trò chính của giáo dục tại Việt nam, bao gồm: vai trò phát tín hiệu và vai trò cung cấp vốn nhân lực cho người học, trong đó quan tâm chủ yếu đến việc định lượng vai trò cung cấp vốn nhân lực sau khi đã bóc tách vai trò phát tín hiệu. Từ đó rút ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong giáo dục, tăng cường vai trò của giáo dục như là nơi cung cấp vốn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động.

Luận án TS: Các mô hình toán kinh tế đánh giá suất sinh lời của giáo dục và vai trò phát tín hiệu của giáo dục sau phổ thông Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Việc tính toán ước lượng suất sinh lợi của giáo dục không phải là một công việc dễ dàng. Các nghiên cứu về lĩnh vực này đã cho thấy có nhiều vấn đề hóc búa cần phải được giải quyết để có thể thu được các ước lượng đáng tin cậy. Việc ước lượng này thường gặp 2 khó khăn chính: Thứ nhất là vấn đề chệch do chọn mẫu (sample selection bias), trong đó những người lựa chọn đi làm (do đó có lương) có thể có những đặc trưng khác với những người lựa chọn không đi làm (không có lương, do đó không được lựa chọn vào mẫu nghiên cứu), vì vậy việc sử dụng mẫu chỉ gồm những người có lương có thể làm cho việc đánh giá tác động của việc học lên mức lương trở nên thiếu tin cậy. Thứ hai là, và phức tạp hơn, đó là vai trò phát tín hiệu của giáo dục thường bị lẫn lộn với vai trò cung cấp vốn nhân lực. Theo Spence (1973), ngoài vai trò cung cấp vốn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động do đó cũng tăng mức lương, thì giáo dục còn đóng vai trò phát tín hiệu của người lao động về năng lực của người lao động. Cụ thể hơn, nếu người lao động có thể trải qua được các kỳ thi và các khóa học, thì đấy là một tín hiệu về năng lực nội tại của người lao động.Việc phát tín hiệu này nhằm cung cấp thêm thông tin cho thị trường lao động về năng lực của người lao động, giảm bớt sự không cân xứng về mặt thông tin giữa người lao động và người sử dụng lao động về năng lực của người lao động. Do đó với một người có học vấn thì ngay cả nếu giáo dục không thực sự giúp gia tăng năng suất lao động thì nó vẫn mang lại mức lương cao hơn cho người đó, ít nhất là trong những năm đầu tiên của quá trình lao động. Do khó có thể tách được hai vai trò này của giáo dục nên nếu sử dụng các phương pháp ước lượng thông thường thì việc ước lượng hiệu suất sinh lời của giáo dục sẽ bị thiếu tin cậy.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa lý luận về vai trò cung cấp vốn nhân lực và vai trò phát tín hiệu của giáo dục.

Phân tích thực trạng giáo dục sau phổ thông và thực trạng thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014

Xây dựng các mô hình toán kinh tế ước lượng hiệu suất sinh lời và vai trò phát tín hiệu của giáo dục.

Đề xuất các kiến nghị chính sách cho giáo dục đại học Việt Nam dựa trên các kết quả nghiên cứu đạt được.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu hai vai trò của giáo dục sau phổ thông, bao gồm vai trò phát tín hiệu và vai trò cung cấp nguồn nhân lực cũng như một số mô hình sử dụng trong nghiên cứu suất sinh lời và phát tín hiệu.

Phạm vi nghiên cứu: Về mặt không gian, luận án nghiên cứu cho người lao động trên toàn quốc với số liệu được sử dụng từ bộ số liệu Điều tra mức sống dân cư (VHLSS) của Tổng cục thống kê. Về thời gian, luận án nghiên cứu cho năm 2010 và 2014, đặc trưng cho hai năm trong và sau khủng hoảng kinh tế thế giới.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê, các mô hình toán kinh tế bao gồm:

- Phương pháp PSM (propensity score method) nhằm xác định sự hiện diện của vấn đề bất đối xứng thông tin – phát tín hiệu trên thị trường lao động Việt Nam.

- Các mô hình kinh tế lượng với cơ sở là mô hình Mincer mở rộng, trong đó việc ước lượng được thực hiện theo hai cách tiếp cận: ước lượng tham số và ước lượng phi tham số.

- Các phương pháp ước lượng tham số bao gồm phương pháp Heckman và Phương pháp Lewbels nhằm giải quyết vấn đề biến nội sinh – một vấn đề thường gặp khi ước lượng suất sinh lời của giáo dục.

1.5 Ý nghĩa thực tiễn và khoa học

Nghiên cứu cho thấy tồn tại vai trò phát tín hiệu của giáo dục sau phổ thông ở Việt Nam: sau khi đã kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng, kết quả ước lượng từ phương pháp PSM (propensity score method) cho thấy điều này. Điều này cũng đúng cho cả hai thời kỳ nghiên cứu: năm 2010 và năm 2014. Vai trò của phát tín hiệu là khác nhau giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa lao động nam và lao động nữ. Trong đó vai trò của tín hiệu ở thành thị kéo dài hơn so với khu vực nông thôn. Điều này phù hợp với thực tế rằng tại khu vực thành thị là nơi tập trung nhiều lao động tay nghề cao, người sử dụng cần nhiều thời gian để nhận ra năng lực thực sự của họ. 

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu.

Một số khái niệm

Cơ sở lý thuyết của luận án

Tổng quan nghiên cứu

Khung phân tích của luận án

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Hàm tiền lương Mincer

Phương pháp ước lượng điểm thiên hướng (propensity score method)

Phương pháp Heckman ước lượng mô hình với biến nội sinh

Phương pháp Lewbels với vấn đề nội sinh

Phương pháp phi tham số hồi quy Kernel

2.3 Thực trạng về giáo dục sau phổ thông và thị trường lao động Việt Nam

Thực trạng về giáo dục sau phổ thông Việt Nam

Thực trạng về thị trường lao động Việt Nam

Thực trạng về thu nhập người lao động

2.4 Mô hình và các kết quả nghiên cứu

Nguồn số liệu được sử dụng và các biến số sử dụng trong mô hình ước lượng

Nghiên cứu dấu hiệu của vai trò phát tín hiệu trên thị trường lao động Việt Nam bằng phương pháp PSM

Ước lượng suất sinh lời và vai trò phát tín hiệu của giáo dục bằng phương pháp hàm kiểm soát tiền lương Heckman

Ước lượng hiệu suất sinh lời và vai trò phát tín hiệu của giáo dục bằng phương pháp Lewbels

Ước lượng suất sinh lời và vai trò phát tín hiệu của giáo dục bằng phương pháp phi tham số Kernel

2.5 Kết luận và kiến nghị

Kết luận

Đề xuất một số kiến nghị chính sách

Các kết quả chính của luận án

Những hạn chế của luận án

3. Kết luận

Sau khi kiểm soát yếu tố phát tín hiệu của giáo dục, vai trò cung cấp vốn nhân lực của giáo dục gia tăng theo bằng cấp. Trong đó vai trò nhân lực của giáo dục ở thành thị lớn hơn so với khu vực nông thôn. Do khu vực thành thị nơi tập trung các ngành nghề cần nhiều kỹ năng hơn nông thôn, bên cạnh đó mức sống của thành thị cũng cao hơn nông thôn. Kết quả tính toán cũng cho thấy vai trò cung cấp vốn nhân lực cho lao động nam cũng lớn hơn lao động nữ. Các phân tích trên cho thấy giáo dục ở Việt Nam không chỉ có vai trò cung cấp vốn nhân lực mà còn có vai trò phát tín hiệu. Kết quả này phù hợp với lý thuyết phát tín hiệu cũng như với các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới. Thêm vào đó, vai trò phát tín hiệu là rất lớn so với vai trò tổng thể của giáo dục. Điều này có thể ngụ ý rằng vai trò của giáo dục Việt Nam như nguồn cung cấp vốn nhân lực giúp gia tăng năng suất lao động là chưa lớn. Điều này cũng phù hợp với ý kiến trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng và nhận xét của nhiều nhà tuyển dụng về chất lượng lao động Việt Nam.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bùi thế Huy (2013), Phân tích suất sinh lợi của giáo dục Việt nam: Tiếp cận theo phương pháp Clustered Data, Luận văn thạc sỹ, ĐH Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

Lê Thái Sơn & Trần Bá Phi (2017), ‘Ước lượng hiệu suất sinh lời của giáo dục trong điều kiện thông tin không đối xứng và hàm ý cho chính sách’, Tạp chí Quản lí kinh tế, Số 80, tr.28-35.

Nguyễn Thị Minh, Hoàng Bích Phương (2013), ‘Rủi ro đạo đức trong bảo hiểm y tế tự nguyện và nhân khẩu học tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010’, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, No 179, pp.58-63.

Nguyễn Xuân Thành (2006). Ước lượng suất sinh lợi của việc đi học ở Việt Nam: Phương pháp khác biệt trong khác biệt, bài giảng Fullbright.

Tran Thi Tuan Anh (2014), ‘Ước lượng hàm hồi qui tiền lương ở Việt Nam giai đoạn 2002-2010 bằng thủ tục Heckman hai bước’, Tạp chí Phát triển kinh tế, Số 284, tr.137-150.

4.2 Tiếng Anh

Akerlof, George (1970), ‘The Market for “Lemons”: Quality Uncertainty and the Market Mechanism’,The Quarterly Journal of Economics, No 84, Vol 3, pp.488-500.

Baris Kaymar (2012), ‘Quantifying the Signaling Role of Education’, Preliminary Draft prepared for 2012 SOLE Meetings.

Bauer, T. K., & John P. H.D (2001), ‘Employer learning and the returns to schooling’, Labour Economics, No 2, Vol 8, pp. 1691-180.

Baum, C.F., Lewbels, A., Schaffer, M.E., Talavera, O. (2013), ‘Instrumental variables estimation using heteroskedasticity – based instruments’, German Stata Users Group, Potsdam.

Becker, G. S (1962), ‘Investment in Human Capital: A Theoretical Analysis’, Journal of Political Economy, No 70, pp.9-49.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế học trên ---

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM