Luận án TS: Tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam

Luận án Tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của nợ công đến an ninh kinh tế của Việt Nam; Nghiên cứu làm rõ các tác động tích cực, tiêu cực của nợ công đến ANKT ở Việt Nam; đánh giá được các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân; từ đó, đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của nợ công đến ANKT ở Việt Nam đến năm 2030.

Luận án TS: Tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Những yếu kém trong thống kê, quản lý, sử dụng nợ công; tình trạng tội phạm tham nhũng, lãng phí, những hiện tượng tiêu cực như đội vốn, chậm tiến độ trong sử dụng vốn vay nợ công tại các công trình, dự án trọng điểm đang tác động sâu sắc đến tư tưởng và niềm tin quốc gia cũng như hạng mức tín nhiệm quốc tế, tạo điều kiện cho kẻ địch lợi dụng xuyên tạc, phá hoại. Trước yêu cầu của lý luận và thực tiễn, xét thấy cần có nghiên cứu chuyên sâu nhằm đánh giá tác động của nợ công đến ANKT của Việt Nam, từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp thiết thực, khả thi nhằm đảm bảo ANKT quốc gia. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của nợ công đến an ninh kinh tế của Việt Nam; Nghiên cứu làm rõ các tác động tích cực, tiêu cực của nợ công đến ANKT ở Việt Nam; đánh giá được các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân; từ đó, đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của nợ công đến ANKT ở Việt Nam đến năm 2030.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu những tác động tích cực và tiêu cực của nợ công đến an ninh kinh tế của Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị. 

Về nội dung: Luận án nghiên cứu tổng nợ công theo quy định của Luật QLNC năm 2009 có so sánh, bổ sung Luật QLNC năm 2017, và các tác động tích cực, tiêu cực của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam.

Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu tác động của nợ công đến an ninh kinh tế trong phạm vi nền kinh tế Việt Nam.

Về thời gian: Nghiên cứu tình hình nợ công từ năm 1986 đến hết 31/12/2017.

1.4  Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 

Cơ sở lý luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nợ công và tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam và các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước đã công bố có liên quan đến luận án.

Cơ sở thực tiễn: Luận án nghiên cứu thực tiễn nợ công Việt Nam và tác động tích cực và tiêu cực của nợ công đến an ninh kinh tế trong phạm vi nền kinh tế Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam về nợ công.

Phương pháp thống kê - so sánh

Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phương pháp logic - lịch sử

Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

1.5 Các đóng góp mới của nghiên cứu

Xây dựng khung lý thuyết về tác động của nợ công đến ANKT bao gồm: khái niệm tác động của nợ công đến ANKT; nội dung tác động của nợ công đến ANKT; tiêu chí đánh giá tác động của nợ công đến ANKT; phân loại tác động; kinh nghiệm của một số quốc gia trong phát huy tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của nợ công đến ANKT và bài học cho Việt Nam.

Nghiên cứu đánh giá những tác động tích cực, tiêu cực của nợ công đến ANKT của Việt Nam, đánh giá tác động của nợ công đến ANKT trên phương diện thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế. 

1.6  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa lý luận: Luận án đã bổ sung, hoàn thiện lý luận về tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về vấn đề này.

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo nhằm phục vụ nghiên cứu và giảng dạy môn Kinh tế chính trị

2. Nội dung

2.1  Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến tác động của nợ công đến an ninh kinh tế

Những công trình nghiên cứu liên quan đến tác động của nợ công đến an ninh kinh tế

Những khoảng trống cần được nghiên cứu trong luận án

2.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của nợ công đến an ninh kinh tế

Nợ công trong nền kinh tế thị trường

Tác động của nợ công đến an ninh kinh tế quốc gia

Kinh nghiệm phát huy tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của nợ công đến an ninh kinh tế một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam

2.3 Thực trạng tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam

Quá trình hình thành nợ công ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

Những tác động chủ yếu của nợ công đến an ninh kinh tế của Việt Nam

Đánh giá tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam

2.4 Phương hướng và một số giải pháp phát huy tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam đến 2030

Phương hướng

Một số giải pháp phát huy tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam đến 2030

3. Kết luận

Luận án đã làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về tác động của nợ công đến ANKT; đánh giá đúng thực trạng nợ công Việt Nam từ năm 1986 đến 31/12/2017 bao gồm quy mô tổng nợ công; quy mô huy động và sử dụng vốn vay; nghĩa vụ trả nợ; làm rõ những tác động chủ yếu của nợ công đến ANKT ở Việt Nam gồm những tác động tích cực như bù đắp thâm hụt NSNN; cung cấp vốn cho đầu tư, phát triển; đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế; góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Luận án cũng làm rõ những tác động tiêu cực của nợ công đến ANKT Việt Nam gồm những tác động đến sự ổn định của thị trường tài chính - tiền tệ; tạo áp lực lên tăng trƣởng và phát triển; làm gia tăng thâm hụt NSNN; làm giảm dự trữ ngoại hối quốc gia; làm phát sinh các rủi ro nợ công; làm suy giảm chủ quyền quốc gia; làm phát sinh tội phạm, gây bất ổn về chính trị - xã hội.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Vũ Thành Tự Anh (2010), “Tính bền vững của nợ công ở Việt Nam”,Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, ĐHQG Hà Nội.

Alex Warren - Rodiguer (2010), Khủng hoảng và nợ công, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, UNDP Việt Nam, Hội thảo của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội (15/9/2010).

Vũ Đình Ánh (2010), “Khuyến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện năm 2010

Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 07 - NĐ/TW về “Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững”, ngày 18 tháng 11 năm 2016, Hà Nội.

Bộ Tài chính (2016), Báo cáo về định hướng kế hoạch vay và trả nợ công giai đoạn 2016-2020, tháng 02/2016.

4.2 Tiếng Anh

Adam, C. S., & Bevan, D. L. (2005), Fiscal deficits and growth indeveloping countries, Journal of Public Economics, 89 (4).

Alessandro Missale and Emanuecle and Bachchiocchi (2005), Managing debt stability, working paper n.5, 2005.

Antonio Velandia - Rubiano (2002), A risk Quantification Model for Public Debt Management, WB working Paper.

Arnaul Melh and Julien Reynaud (2005), The derminants of domestic original in in emerging market economies, the European Central Bank, Working Paper series, No. 560/December 2005. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM