Luận án TS: Phân tích chuỗi giá trị và hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long
Luận án được hoàn thành với mục tiêu nhằm phần tích và đề xuất các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị và nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL, thông qua việc phân tích chuối giá trị cá tra ở ĐBSCL và đo lường, đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi.
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành hàng cá tra là một trong những ngành hàng chủ lực của ngành thủy sản của Việt Nam, hàng năm mang lại nguồn ngoại tệ cho quốc gia gần 2 tỷ đô la. Thêm vào đó, nó tạo được cơ hội việc làm cho người dân ở ĐBSCL, nâng cao được hiệu quả sử dụng đất đai do tạo được giá trị sản xuất cao trên một đơn vị đất canh tác sử dụng. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp của Nhà nước ta hiện nay. Bên cạnh lợi thế là ngành hàng chủ lực của quốc gia nói chung và của ngành thủy sản nói riêng, ngành hàng cá tra của Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã gặp phải những thách thức nhất định trong các khâu của CGT, xuất phát từ cả những yếu tố bên trong và bên ngoài của chuỗi, làm giảm năng lực cạnh tranh vốn có của sản phẩm cá tra của Việt nam trên thương trường quốc tế. Đứng trước bối cảnh thực tế đó, việc phân tích CGT cá tra để tìm ra những giải pháp nâng cao lợi nhuận cho toàn CGT, đặc biệt đối với tác nhân là các hộ nuôi cá tra, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm cá tra của Việt Nam trở nên rất cần thiết.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích CGT cá tra ở ĐBSCL để phát hiện các điểm nghẽn và thuận lợi trong hoạt động của các tác nhân tham gia trong CGT;
- Phân tích HQSX và các yếu tố có ảnh hưởng đến HQSX của các hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL;
- Đề xuất giải pháp nâng cấp CGT cá tra ở ĐBSCL, thông qua việc nâng cao HQSX của các hộ nuôi và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu (DNCBXK) cá tra ở ĐBSCL.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đánh giá hoạt động của các tác nhân tham gia trong CGT cá tra, để tìm ra những điểm nghẽn cần được cải thiện và các yếu tố kinh tế-kỹ thuật ảnh hưởng đến HQSX của các hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL, đồng thời nhận diện được những thuận lợi cần được tận dụng và khai thác nhằm nâng cấp CGT.
Phạm vi nghiên cứu: luận án chỉ tập trung phân tích và đánh giá hoạt động của hai tác nhân chính tham gia trong CGT là các hộ nuôi và các DNCBXK.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích định tính và định lượng
Phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA)
Phân tích mô hình PEST
Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M. Porter
1.5 Ý nghĩa thực tiễn và khoa học
Một trong những đóng góp mới của luận án về phương diện thực tế là mặc dù giải pháp cắt giảm chi phí sản xuất và tăng cường mối liên kết dọc giữa các hộ sản xuất đều có những đóng góp quan trọng để phát triển CGT cá tra, tuy nhiên tại thời điểm nghiên cứu cho thấy giải pháp cắt giảm chi phí sản xuất trở nên quan trọng hơn so với giải pháp tăng cường liên kết.
Một điểm mới khác là trong mối liên kết dọc giữa các DNCBXK với các hộ sản xuất xuất hiện thêm một hình thức liên kết đó là hình thức các hộ sản xuất nuôi gia công cho các DNCBXK. So với các nghiên cứu về CGT cá tra trước đây ở ĐBSCL, hình thức này chưa hình thành hoặc có nhưng chưa phổ biến.
2. Nội dung
2.1 Giới thiệu
Bối cảnh nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Ý nghĩa của nghiên cứu
Cấu trúc của nghiên cứu
2.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Khái niệm chuỗi giá trị
Phân tích chuỗi giá trị
Phân tích hiệu quả sản xuất
Khung khái niệm và khung phân tích
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Phân tích chuỗi giá trị
Phân tích hiệu quả sản xuất
2.4 Phân tích chuỗi giá trị cá tra ở ĐBSCL
Giới thiệu
Phân tích chuỗi giá trị cá tra ở ĐBSCL
2.5 Phân tích hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL
Giới thiệu
Phân tích hiệu quả sản xuất và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
2.6 Giải pháp nâng cấp CGT và nâng cao HQSX của các hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá tra
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNCBXK cá tra
2.7 Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
3. Kết luận
Kết quả phân tích HQSX của các hộ nuôi cá tra cho thấy, mặc dù các hộ nuôi cá tra đã đạt được HQSX tương đối cao, nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định trong kỹ thuật nuôi, đặc biệt là kỹ thuật sử dụng kết hợp có hiệu quả các yếu tố đầu vào, ứng với kỹ thuật và giá cả các yếu tố đầu vào sẵn có. Chính vì vậy, các hộ nuôi chỉ đạt TE 80,6% và CE là 78.1%. Điều này cho thấy kiến thức thị trường của các hộ nuôi trong việc sử dụng kết hợp đầu vào dựa vào giá cả các yếu tố đầu vào còn hạn chế. Thêm vào đó, trình độ sản xuất giữa các hộ nuôi trong vùng chưa đồng đều, còn tới trên dưới 30% số hộ hoạt động dưới mức TE và CE trung bình. Vấn đề nổi trội được đặt ra trong khâu sản xuất đó là tình trạng sử dụng con giống có chất lượng cao còn hạn chế. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng con giống sạch bệnh giúp cho các hộ nuôi nâng cao được TE. Ngoài ra, việc sử dụng nhiều lao động thuê mướn bên ngoài cũng giúp cho các hộ nuôi nâng cao được TE và CE.
4. Tài liệu tham khảo
4.1 Tiếng Việt
Huỳnh Trường Huy, 2009. Phân tích thực trạng nuôi cá tra tự phát ở ĐBSCL. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 12, trang 142-152.
Lê Văn Gia Nhỏ, Nguyễn Phú Son và Nguyễn Văn An, 2012. Phân tích chuỗi giá trị cá tra ở ĐBSCL. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, số 21, trang 51-57, ISSN 1859-4581.
Nguyễn Văn Thuận và Võ Thành Danh, 2014. Thị trường cá tra Việt Nam phân phối thu nhập chuỗi – Giá thành sản xuất cá tra nguyên liệu – Giải pháp phát triển ngành. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 32, trang 38-44.
Phạm Thị Kim Oanh và Trương Hoàng Minh, 2011. Thực trạng nuôi cá tra (Pangasianodon Hypophthalmus Sauvage 1878) có liên kết và không liên kết ở ĐBSCL. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ , số 20b, trang 48-58.
Trần Hoàng Tuân, Nguyễn Tấn Lộc, Huỳnh Văn Hiền, Trương Hoàng Minh, Trần Ngọc Hải và Robert, P. S., 2014. Đánh giá HQSX và tác động của thay đổi thời tiết đến nuôi cá lóc (Channa Striata) trong ao ở tỉnh An Giang và Trà Vinh. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, Số 2, trang 141-149.
4.2 Tiếng Anh
Alam, M.A., Rahman, K.M.M., and Quddus, M.A.,2005. Measurement of economic efficiency of producing fish in Bangladesh with translog stochastic cost frontier. Bangladesh J. Agric. Econs XXVIII, 1&2: 33-48.
Battese, G. E., & Coelli, T. J.,1992. Frontier Production Function, technical efficiency and panel data: with application to Paddy Farmers in India. Journal of Productivity Analysis, 3: 153- 169.
Coelli, T., 1996. A Guide to DEAP Version 2.1: A Data Envelopment Analysis (Computer) Program. CEPA Working Papers, Centre for Efficiency and Productivity Analysis, University of New England, Australia.
Da Silva, C. A., and H. M. de Souza Filho., 2007. Guidelines for rapid appraisals of agrifood chain performance in developing countries. Rome: Food and Agriculture Organization of the United Nations.
Gereffi , G. (1999). A Commodity Chains Framework for Analysing Global Industries. Workshop on Spreading the Gains from Globalisation, University of Sussex, Institute of Development Studies [pdf] Available at: [Accessed 12 Dec 2016]
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---
Tham khảo thêm
- pdf Luận án TS: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ
- pdf Luận án TS: Phát triển sản xuất cây vụ đông ở tỉnh Thái Bình
- pdf Luận án TS: Quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam
- pdf Luận án TS: Quyết định lựa chọn sản xuất chè theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt của hộ nông dân tại vùng trung du miền núi phía Bắc