Luận án TS: Các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt của các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam

Luận án Các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt của các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam được hoàn thành với mục tiêu nhằm luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn về áp dụng thực hành nông nghiệp tốt và các nhân tố ảnh hưởng tới áp dụng thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất rau. Phân tích thực trạng áp dụng thực hành nông nghiệp tốt của các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và nhân rộng việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt tại các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam. 

Luận án TS: Các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt của các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu

Các nghiên cứu mới chỉ mô tả thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, giải pháp về cơ chế chính sách thúc đẩy hoàn thiện mô hình chuỗi giá trị nông sản. Một số nghiên cứu liên quan đến sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP chủ yếu nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp để phát triển sản xuất rau VietGAP. Chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt của các cơ sở sản xuất rau. Do đó NCS lựa chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt của các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam” nhằm kiểm định các giả thuyết và đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng GAP của các cơ sở sản xuất rau, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm duy trì và nhân rộng việc áp dụng GAP tại các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn về áp dụng thực hành nông nghiệp tốt và các nhân tố ảnh hưởng tới áp dụng thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất rau

Phân tích thực trạng áp dụng thực hành nông nghiệp tốt của các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam

Xác định các nhân tố và đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt của các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam. 

Đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và nhân rộng việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt tại các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam. 

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 

Những nhân tố nào ảnh hưởng tới việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt của các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam? Tầm quan trọng của từng nhân tố đó như thế nào?

Nhà nước cần làm gì để duy trì và nhân rộng việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt của các cơ sở sản xuất rau?

Cơ sở sản xuất rau cần làm gì để duy trì và nhân rộng việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt?

Khách hàng cần làm gì để duy trì và nhân rộng việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt của các cơ sở sản xuất rau? 

1.4  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt của các cơ sở sản xuất rau bao gồm: (1) các nhân tố thuộc về cơ sở sản xuất, (2) các nhân tố thuộc về khách hàng và (3) các nhân tố thuộc về Nhà nước.

Nội dung: NCS tập trung nghiên cứu tầm quan trọng của từng nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng GAP của các cơ sở sản xuất rau.

Không gian: Các cơ sở sản xuất rau (bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ cá thể) ở một số vùng sản xuất rau chính tại 26 tỉnh thành thuộc 7 vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam

1.5 Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết, tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Bước 2: Xây dựng khung lý thuyết - mô hình nghiên cứu ban đầu

Bước 3: Thiết kế lưới phỏng vấn và phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý nhà nước làm việc tại Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ Thực vật, Chi cục Bảo vệ Thực vật Hà Nội

Bước 4: Thiết kế bảng hỏi: các tiêu chí điều tra đưa ra dựa trên mô hình nghiên cứu và kết quả phỏng vấn sâu

Bước 5: Tiến hành điều tra đại trà bằng cách gửi bảng hỏi tới 200 cơ sở sản xuất rau có hoặc không áp dụng GAP ở Việt Nam; 

Bước 6: Phân tích dữ liệu định tính và định lượng bằng các công cụ Word, Excel và STATA

Bước 7: Sử dụng kết quả thu được để viết luận án. 

1.6  Phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận nghiên cứu  

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định lượng

2. Nội dung

2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu

Các nghiên cứu nước ngoài

Các nghiên cứu trong nước

2.2 Cơ sở lý luận, thực tiễn về thực hành nông nghiệp tốt và các nhân tố ảnh hưởng tới áp dụng thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất rau

Thực hành nông nghiệp tốt

Các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt

Mô hình nghiên cứu và thang đo

2.3 Thực trạng áp dụng thực hành nông nghiệp tốt và các nhân tố ảnh hưởng tới áp dụng thực hành nông nghiệp tốt trong các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam giai đoạn 2011 2015

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau áp dụng thực hành nông nghiệp tốt ở Việt Nam

Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới áp dụng thực hành nông nghiệp tốt của các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam

2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt trong các cơ sở sản xuất rau ở việt nam

Phân tích định tính các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt của các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam

Phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt của các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam

Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

2.5 Quan điểm, định hướng và một số giải pháp duy trì và nhân rộng việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt tại các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam

Quan điểm và định hướng của Nhà nước trong việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

Đề xuất một số giải pháp giúp duy trì và nhân rộng việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt tại các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam

3. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu, để duy trì và nhân rộng việc áp dụng GAP trong sản xuất rau ở Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp Nhà nước trong hoạch định các chính sách quản lý và hỗ trợ, tổ chức thực hiện và kiểm soát hoạt động sản xuất và tiêu thụ rau GAP. Bên cạnh đó, luận án đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ sở sản xuất rau, cũng như các khách hàng thương mại, công nghiệp và người tiêu dùng nhằm nâng cao nhận thức và khả năng sản xuất và tiêu thụ rau GAP. 

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, ban hành ngày 30 tháng 09 năm 2014. 

Đào Đức Huấn (2009), Nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm một số nông sản sản xuất ở vùng Đồng bằng sông Hồng, đề tài dự án, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD. 

Đỗ Bình Dương (2015), Áp dụng VietGAP trong sản xuất nông nghiệp - Nghiên cứu tình huống vải thiều tại Lục Ngạn, Bắc Giang, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Lưu Thái Bình (2012), Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập, luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 

4.2 Tiếng Anh

Allen, F. (1984). Reputation and product quality. The RAND Journal of Economics, 311-327.

Arrow, K. (1962), ‘Economic welfare and the allocation of resources for invention’, The rate and direction of inventive activity: Economic and social factors (pp. 609-626).

Brown, D. M. (1997), ‘Choice and efficiency in food safety policy’, Southern Economic Journal.

Caswell, J. A., & Johnson, G. V. (1991), Firm strategic response to food safety and nutrition regulation, Economics of food safety (pp. 273-297), Springer Netherlands

Crutchfield, S. R., Buzby, J. C., Roberts, T., Ollinger, M., & Lin, C. T. J. (1997), Economic Assessment of Food Safety Regulations: The New Approach to Meat and Poultry Inspection, United States Department of Agriculture, Economic Research Service. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM