Bệnh nhiễm trùng máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nhiễm trùng máu là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Vậy bệnh nhiễm trùng máu là gì? Nhiễm trùng máu có chữa được không? Tất cả sẽ được giải thích qua bài viết sau đây. 

Bệnh nhiễm trùng máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Bệnh nhiễm trùng máu là gì?

Nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm khuẩn huyết) là một tình trạng nguy hiểm tới tính mạng, xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với nhiễm trùng.

Nhiễm trùng máu xảy ra khi các hóa chất, được hệ miễn dịch giải phóng vào máu để chống nhiễm trùng, gây viêm toàn thân. Các tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng, cẩn được cấp cứu ngay lập tức.

Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh

Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh thường xảy ra trong tháng đầu sau sinh. Bác sĩ sẽ phân loại bệnh dựa trên thời gian nhiễm trùng:

  • Nhiễm trùng trong quá trình sinh nở (khởi phát sớm);
  • Nhiễm trùng sau sinh (khởi phát muộn).

Điều này sẽ giúp họ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.

Ngoài ra, trẻ sinh nhẹ cân hoặc trẻ sinh non sẽ dễ bị nhiễm khuẩn huyết hơn vì hệ miễn dịch vẫn còn rất yếu.

Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ tử vong. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn và không có bất cứ vấn đề nào.

Nhiễm trùng máu ở người lớn tuổi

Khi càng về già, hệ miễn dịch ở người càng suy yếu, do đó người lớn tuổi có nguy cơ cao bị nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, người già thường có nhiều bệnh mãn tính, như tiểu đường, bệnh thận, ung thư, huyết áp cao, HIV. Đây là những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy yếu.

Các tình trạng nhiễm trùng khác thường gây ra nhiễm trùng huyết ở người lớn tuổi gồm: viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, loét tì đè hoặc rách da. Các triệu chứng nhiễm trùng phổ biến nhất ở nhóm đối tượng này là mất phương hướng hoặc nhầm lẫn.

2. Các triệu chứng nhiễm trùng máu là gì?

Các dấu hiệu nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gồm:

  • Da, môi và lưỡi xanh, nhạt hoặc có đốm ;
  • Phát ban Khó thở hoặc thở rất nhanh ;
  • Tiếng kêu yếu ớt, cao vút không giống như tiếng khóc bình thường của trẻ;
  • Không có phản ứng như bình thường, lười bú hoặc các hoạt động bình thường;
  • Buồn ngủ hơn bình thường hoặc khó thức dậy.

Không phải tất cả trẻ mắc bệnh đều có các triệu chứng trên đây.

Các triệu chứng nhiễm trùng máu ở trẻ lớn và người trưởng thành gồm:

  • Không minh mẫn, nói chậm hoặc không rõ nghĩa ;
  • Da, môi, lưỡi nhợt nhạt và lốm đốm ;
  • Phát ban Khó thở hoặc thở rất nhanh.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn hoặc con bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu sau:

  • Cực kỳ mệt mỏi hoặc không đi tiêu trong vòng 1 ngày (người trưởng thành và trẻ lớn) và 12 giờ (trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ).
  • Nôn ói liên tục và không thể ăn hoặc uống ;
  • Sưng, đỏ và đau xung quanh vết cắt hoặc vết thương;
  • Thân nhiệt tăng cao hoặc hạ thấp hơn mức bình thường, cảm thấy nóng hoặc lạnh khi chạm vào, run rẩy.

3. Nguyên nhân gây nhiễm trùng máu là gì?

Bất kỳ nhiễm trùng nào cũng có thể kích hoạt nhiễm khuẩn huyết, nhưng các loại nhiễm trùng sau đây có nhiều khả năng gây bệnh hơn:

  • Viêm phổi;
  • Nhiễm trùng bụng ;
  • Nhiễm trùng thận;
  • Du khuẩn máu (bacteremia).

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm trùng huyết, nhưng một số người sẽ có nguy cơ cao hơn, gồm:

  • Trẻ nhỏ và người lớn tuổi ;
  • Người có hệ miễn dịch yếu, như do nhiễm;
  • HIV hoặc điều trị hóa trị ung thư;
  • Người đang nằm trong phòng hồi sức cấp cứu ;
  • Người thường xuyên tiếp xúc với thiết bị xâm lấn, như nhân viên y tế.

4. Các phương pháp giúp chẩn đoán nhiễm trùng máu là gì?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán nhiễm trùng huyết dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Sốt;
  • Huyết áp thấp;
  • Tăng nhịp tim;
  • Khó thở.

Các bác sĩ cũng thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc tổn thương nội tạng.

Nhiều dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng huyết, như sốt và khó thở, cũng giống như trong các tình trạng khác, làm cho nhiễm trùng huyết khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu.

5. Nhiễm trùng máu có chữa được không?

Điều trị nhiễm khuẩn huyết kịp thời có thể cứu sống người bệnh. Những người bị nhiễm trùng huyết cần được theo dõi và điều trị chặt chẽ trong phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện để ổn định nhịp thở và chức năng tim.

Thuốc

Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng gồm:

Kháng sinh. Điều trị bằng kháng sinh nên được thực hiện ngay lập tức. Ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh phổ rộng, có hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn. Các kháng sinh này thường ở dạng tiêm tĩnh mạch (IV). Sau khi biết kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể chuyển sang một loại kháng sinh khác để chống lại vi khuẩn cụ thể gây nhiễm trùng. Truyền dịch. Những người bị nhiễm trùng huyết thường được truyền dịch ngay lập tức, thường trong vòng ba giờ. Thuốc vận mạch. Nếu huyết áp của bạn vẫn ở mức quá thấp ngay cả khi được truyền dịch, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc vận mạch giúp co mạch máu và tăng huyết áp.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định các loại thuốc khác, bao gồm corticosteroid liều thấp, insulin để giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, thuốc điều chỉnh phản ứng của hệ miễn dịch, thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần.

Các biện pháp hỗ trợ

Những người bị nhiễm trùng huyết có thể cần dùng mấy thở. Nếu thận đã bị ảnh hưởng, bạn có thể cần phải lọc máu.

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ các khu vực nhiễm trùng, chẳng hạn áp xe, mô bị nhiễm trùng hoặc hoại thư.

Bệnh nhiễm trùng máu có nguy hiểm không?

Mức độ phục hồi bệnh phụ thuộc vào sự nghiêm trọng của tình trạng và bất kỳ bệnh nền nào bạn có thể có. Nhiều người sống sót sẽ hồi phục hoàn toàn. Khoảng 50% những người sống sót sau nhiễm trùng huyết sẽ mắc hội chứng sau nhiễm trùng huyết (PSS), gồm:

Hư nội tạng Mất ngủ Ámộng Đau cơ khớp Mệt mỏi Kém tập trung Giảm khả năng nhận thức Khiến người bệnh tự ti

Các trường hợp nhiễm trùng huyết nặng có thể dẫn đến tử vong.

6. Các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng máu là gì?

Bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách:

  • Cho trẻ tiêm vắc xin đầy đủ ;
  • Chăm sóc vết thương đúng cách, thường xuyên rửa tay và tắm sạch sẽ;
  • Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Nhiễm trùng máu, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM