Bệnh thiếu máu mãn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thiếu máu mãn tính, còn gọi thiếu máu do bệnh mãn tính, là kết quả khi các bệnh mãn tính ảnh hưởng đến khả năng tạo tế bào máu của cơ thể. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh thiếu máu mãn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Thiếu máu mãn tính hay còn gọi thiếu máu do bệnh mãn tính, là kết quả khi các bệnh mãn tính ảnh hưởng đến khả năng tạo tế bào máu của cơ thể.

2. Triệu chứng

Các triệu chứng thiếu máu mạn tính phổ biến gồm:

  • Yếu người;
  • Mệt mỏi;
  • Da nhợt nhạt;
  • Hơi thở nông;
  • Tim đập nhanh.

Các triệu chứng này tương tự với các tình trạng sức khỏe khác, do đó người bệnh có thể nhầm lẫn, dẫn đến việc điều trị không chính xác.

3. Nguyên nhân

Có rất nhiều tình trạng sức khỏe gây ra thiếu máu mạn tính như:

  • Ung thư: như ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin, ung thư hạch bạch huyết Hodgkin và ung thư vú;
  • Bệnh thận;
  • Các tình trạng viêm và rối loạn tự miễn: như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, bệnh Crohn, lupus và viêm ruột.
  • Các tình trạng nhiễm trùng trong thời gian dài: như HIV, viêm nội tâm mạc, bệnh lao, viêm tủy xương, áp-xe phổi, viêm gan B và C.

Trong một số trường hợp, việc thực hiện hóa trị để chữa một số loại ung thư nhất định cũng có thể gây ra thiếu máu mãn tính.

4. Chẩn đoán và điều trị

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán thiếu máu mãn tính?

Để chẩn đoán tình trạng thiếu máu, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe của người bệnh. Do thiếu máu có thể là triệu chứng ban đầu của một số bệnh nghiêm trọng, nên việc tìm ra nguyên nhân là điều hết sức cần thiết.

Các xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán hoặc loại bỏ các nguyên nhân khác như:

  • Tổng phân tích tế bào máu;
  • Kiểm tra số lượng hồng cầu lưới ;
  • Xét nghiệm ferritin huyết thanh;
  • Xét nghiệm nồng độ sắt huyết thanh;
  • Kiểm tra tủy xương (để loại trừ ung thư).

Những phương pháp nào giúp điều trị thiếu máu mạn tính?

Để điều trị thiếu máu, bác sĩ sẽ tập trung vào chữa nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, nếu bạn bị viêm ruột, bác sĩ có thể kê thuốc chống viêm như corticosteroid và kháng sinh như ciprofloxacin để điều trị bệnh, từ đó tình trạng thiếu máu sẽ hết.

Bác sĩ cũng có thể đưa ra các phương pháp điều trị đặc biệt cho bệnh thiếu máu mạn tính, chẳng hạn như kê thực phẩm sức năng vitamin B12 và axit folic nếu bạn bị thiếu máu do thiếu vitamin B.

5. Kiểm soát bệnh

Những người bị thiếu máu mạn tính nên có chế độ ăn uống hợp lý bằng cách bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt, axit folic và vitamin B12.

Sắt có nhiều trong:

  • Đậu;
  • Gà;
  • Rau chân vịt;
  • Ngũ cốc ăn sáng.

Axit folic có nhiều trong:

  • Đậu;
  • Gà;
  • Ngũ cốc ăn sáng;
  • Cơm.

Vitamin B-12 cũng có nhiều trong:

  • Gà;
  • Ngũ cốc ăn sáng;
  • Cá;
  • Gan bò.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Thiếu máu mãn tính, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:16/09/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM