Nồng độ cortisol trong máu - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
Xét nghiệm cortisol trong máu sử dụng một mẫu máu để đo nồng độ của cortisol trong máu của bạn. Cortisol là một hormone steroid do tuyến thượng thận tiết ra. Các tuyến thượng thận nằm phía trên quả thận của bạn. Người ta còn gọi đây là xét nghiệm cortisol trong huyết thanh. Để hiểu rõ hơn về thủ thuật này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Xét nghiệm cortisol trong máu sử dụng một mẫu máu để đo nồng độ của cortisol trong máu của bạn. Cortisol là một hormone steroid do tuyến thượng thận tiết ra. Các tuyến thượng thận nằm phía trên quả thận của bạn. Người ta còn gọi đây là xét nghiệm cortisol trong huyết thanh.
Cortisol là một hormone steroid được sản xuất bởi tuyến thượng thận của bạn. Nó được sản xuất ra nhờ vào sự kích thích của ACTH (gọi hormon hướng vỏ thượng thận được sản xuất bởi tuyến yên). Hormone hướng vỏ thượng thận có vai trò kích thích sự tiết hormone ở vỏ thượng thận (tuyến thượng thận được chia làm hai phần, phần vỏ và phần tủy) của bạn.
Cortisol có nhiều chức năng. Nó giúp cơ thể bạn sử dụng đường (glucose) và chất béo để tạo thành năng lượng, và cortisol còn được cơ thể bạnsử dụng để phản ứng lại stress và các trường hợp nguy hiểm. Đây là một phản ứng bảo vệ tự nhiên xảy ra khi ta nhận thức được mối đe dọa hoặc nguy hiểm. Một loạt các phản ứng sinh lý sẽ khiến cortisol và nồng độ hormone thượng thận tăng cao, dẫn đến việc tạo ra nhiều năng lượng và sức mạnh để đối phó với nguy hiểm.
Trong trường hợp gặp nguy hiểm, cortisol sẽ ngăn chặn bất kỳ chức năng không cần thiết hoặc gây bất lợi cho việc đối phó với nguy hiểm. Lúc này, có thể nhịp tim tăng nhanh, khô miệng, đau bụng, tiêu chảy và hoảng loạn.
Việc sản sinh cortisol cũng ức chế quá trình tăng trưởng, tiêu hóa và hoạt động hệ thống sinh sản và làm thay đổi phản ứng của hệ miễn dịch.
Thông thường, nồng độ cortisol tăng lên vào buổi sáng và đạt đỉnh cao nhất trong máu của bạn vào lúc 7 giờ sáng. Cortisol sụt giảm rất thấp vào buổi tối và trong suốt giai đoạn đầu của giấc ngủ của bạn. Nhưng nếu bạn ngủ vào ban ngày và thức về ban đêm, chu kỳ cortisol nói trên có thể thay đổi. Nếu bạn không có chu kỳ tăng giảm nồng độ cortisol trong ngày, có thể bạn bị cường tuyến thượng thận. Tình trạng này được gọi là hội chứng Cushing.
Khi nào thì bạn cần xét nghiệm cortisol trong máu?
Xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra xem mức độ sản xuất cortisol có quá cao hay quá thấp hay không. Có những rối loạn nhất định như bệnh Addison (suy tuyến thượng thận) và hội chứng Cushing sẽ ảnh hưởng đến lượng cortisol được sản xuất ra bởi tuyến thượng thận. Xét nghiệm này được sử dụng trong việc chẩn đoán các bệnh trên và giúp đánh giá hoạt động của tuyến thượng thận và tuyến yên của bạn.
Do đó, bác sĩ của bạn có thể chỉ định xét nghiệm đo nồng độ cortisol trong máu nếu bạn có những triệu chứng gợi ý hội chứng Cushing, như là:
- Tăng huyết áp;
- Tăng đường huyết;
- Béo phì, nhất là béo bụng;
- Da mỏng;
- Có những vết sọc màu tím trên da bụng;
- Teo cơ và yếu cơ;
- Loãng xương.
Xét nghiệm này cũng dùng để chẩn đoán bệnh Addison nếu bạn có những triệu chứng gợi ý như:
- Sụt cân;
- Yếu cơ;
- Mệt mỏi;
- Hạ huyết áp;
- Đau bụng;
- Những mảng da thẫm màu.
Đôi khi sự giảm sản xuất cortisol có thể kết hợp với stress gây ra suy tuyến thượng thận và đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Những triệu chứng của có thể gồm:
Đau khởi phát đột ngột tại vùng thắt lưng, bụng, hoặc chân; Nôn ói và tiêu chảy, dẫn đến mất nước; Hạ huyết áp; Rối loạn tri giác.
2. Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi xét nghiệm cortisol trong máu?
Hội chứng Cushing thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm tìm cortisol trong nước tiểu 24 giờ thay vì xét nghiệm cortisol trong máu.
Có một vài xét nghiệm khác cũng có thể giúp xác định xem tuyến yên hoặc tuyến thượng thận có hoạt động tốt hay không bao gồm xét nghiệm kích thích nội tiết tố vỏ thượng thận (ACTH) và nghiệm pháp ức chế bằng dexamethasone. Xét nghiệm kích thích ACTH có thể được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh Addison.
Nóng, lạnh, nhiễm trùng, chấn thương, luyện tập, béo phì và suy nhược có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ cortisol trong máu của bạn. Thai kỳ, stress về thể lực và cảm xúc có thể làm tăng nồng độ cortisol trong máu. Cortisol có thể giảm do tác động của bệnh cường giáp hay béo phì. Một số thuốc, nhất là thuốc tránh thai đường uống, cortisol tổng hợp, và thuốc lợi tiểu spinorolactone có thể làm tăng nồng độ cortisol trong máu của bạn.
Người lớn có nồng độ cortisol hơi cao hơn so với trẻ em.
Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
3. Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm cortisol trong máu?
Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu làm xét nghiệm vào buổi sáng. Điều này rất quan trọng bởi vì mức độ cortisol sẽ thay đổi liên tục trong suốt cả ngày.
Bạn cũng sẽ được yêu cầu không tập thể dục mạnh trong vòng một ngày trước khi xét nghiệm.
Bạn cũng có thể được yêu cầu tạm ngưng dùng các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến việc xét nghiệm, các loại thuốc này bao gồm:
- Thuốc chống động kinh;
- Estrogen (trong một số loại thuốc tránh thai);
- Androgen;
- Các loại glucocorticoids tổng hợp như hydrocortisone, prednisone và prednisolone (thường dùng như điều trị kháng viêm).
Quy trình thực hiện xét nghiệm cortisol trong máu là gì?
Nhân viên xét nghiệm sẽ lấy máu như sau:
- Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông;
- Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn;
- Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết;
- Gắn một cái ống để chứa máu chảy ra;
- Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu;
- Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm;
- Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm cortisol trong máu?
Khi băng quấn chặt lấy tay, bạn sẽ cảm thấy tay bị cứng và không thể cảm nhận được gì khi kim được đặt vào. Trong vài trường hợp, bạn có thể cảm giác nhói tạm thời như khi bị côn trùng hoặc cảm giác châm chích.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
4. Hướng dẫn đọc kết quả
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Kết quả bình thường:
Kết quả bình thường đối với một mẫu máu lấy vào lúc 8 giờ sáng sẽ nằm trong phạm vi từ 6 đến 23 microgram mỗi decilít (mg/dL).
Kết quả bất thường:
Khi kết quả cao hơn so với nồng độ cortisol bình thường thì nó có thể là dấu hiệu của:
- Bệnh Cushing, nguyên nhân là do do sự tăng trưởng quá mức của tuyến yên dẫn tới việc sản xuất quá nhiều ACTH;
- Khối u ở tuyến thượng thận dẫn đến việc sản xuất cortisol dư thừa;
- Khối u ở những nơi khác trong cơ thể cũng có khả năng sản xuất cortisol;
Khi kết quả thấp hơn so với nồng độ cortisol bình thường thì nó có thể là dấu hiệu của:
- Bệnh Addison, bệnh này xảy ra khi tuyến thượng thận sản xuất quá ít cortisol;
- Suy tuyến yên, bệnh này xảy ra khi tuyến yên không kích thích đủ tuyến thượng thận khiến cho tuyến thượng thận sản xuất quá ít cortisol.
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến thủ thuật Nồng độ cortisol trong máu, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Babesia - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bạch cầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giảm bạch cầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh máu khó đông - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thiếu máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chảy máu dưới móng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chảy máu trong - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng cryoglobulin huyết - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm Coombs gián tiếp - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm Coombs trực tiếp - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Chứng dễ tụ huyết khối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Degos - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Gammopathy thể đơn dòng không xác định - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giảm bạch cầu trung tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giảm tiểu cầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hạ canxi máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hạ kali máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hạ natri máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Hemoglobin niệu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hiện tượng Raynaud - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ổ tụ máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đông máu nội mạch lan tỏa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng rối loạn sinh tủy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đa hồng cầu nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm yếu tố đông máu - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng thuyên tắc mỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm điện di Hemoglobin - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng Evans - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm Lactic Acid Dehydrogenase - Quy trình thực hiện và những thông tin cần biết
- doc Bệnh viêm thuyên tắc mạch máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng huyết tán tăng ure máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng kháng thể kháng phospholipid - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm hồng cầu hình liềm - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh hồng cầu lưỡi liềm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh huyết khối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm khí máu động mạch - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm khoảng trống Anion - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh khủng hoảng hồng cầu lưỡi liềm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Methemoglobin huyết - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm Alpha-fetoprotein - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh Von Willebrand - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm axit methylmalonic trong máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bạch cầu mãn tính dòng tủy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mỡ máu cao - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh mỡ trong máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm monospot - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh rối loạn chuyển hóa Porphyria - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn mỡ máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm nhóm máu - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng nôn ra máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm nồng độ canxi trong máu - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm nồng độ cotinine - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Phết máu ngoại biên - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Photphatase kiềm - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Sàng lọc sinh hóa máu - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh thiếu máu tán huyết di truyền (bẩm sinh) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thiếu máu nguyên bào sắt không đáp ứng với pyridoxine tính trạng lặn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thiếu máu mãn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thiếu máu Fanconi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12 và folat - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thiếu máu do thiếu vitamin - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thiếu máu do thiếu sắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thiếu máu do thiếu men G6PD - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thiếu máu do thiếu folate - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thiếu máu Diamond-Blackfan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thiếu máu bất sản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thiếu máu ác tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thiếu hụt yếu tố V - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốc giảm thể tích - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốc nhiễm trùng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Thalassemia - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn chảy máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy nhược tiểu cầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng axit uric máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng bạch cầu ái toan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng canxi máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng kali máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng lipid máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng natri máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng protein máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng tế bào hồng cầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng tế bào lympho - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng tiểu cầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng tiểu cầu nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tế bào mast hệ thống - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm Testosterone - những thông tin cần biết
- doc Thời gian đông máu hoạt hóa - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh thuyên tắc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tổng phân tích tế bào máu CBC - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh tràn máu phúc mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tụ máu dưới da - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u lympho tế bào T - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị