Bệnh tăng tiểu cầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh tăng tiểu cầu là một tình trạng trong đó số lượng tiểu cầu trong máu quá nhiều, có thể dẫn đến một số tình trạng nhất định như đột quỵ. Bệnh không được coi là một tình trạng di truyền (gia đình) mặc dù phát hiện một số đột biến gen trong máu hoặc tủy xương. Để biết rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh tăng tiểu cầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Tăng tiểu cầu là một tình trạng trong đó số lượng tiểu cầu trong máu quá nhiều. Tiểu cầu là các tế bào máu trong huyết tương, có tác dụng làm ngừng chảy máu bằng cách dính vào nhau để tạo thành cục máu đông. Quá nhiều tiểu cầu có thể dẫn đến một số tình trạng nhất định, bao gồm đột quỵ, đau tim hoặc cục máu đông trong mạch máu.

Có hai loại tăng tiểu cầu: tăng tiểu cầu nguyên phát và tăng tiểu cầu thứ phát. Tăng tiểu cầu nguyên phát, còn được gọi là tăng tiểu cầu cơ bản (hoặc ET) là một căn bệnh trong đó các tế bào bất thường của tủy xương gây ra tăng tiểu cầu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chưa được biết. Bệnh không được coi là một tình trạng di truyền (gia đình) mặc dù phát hiện một số đột biến gen trong máu hoặc tủy xương.

Tăng tiểu cầu thứ phát là một tình trạng sức khỏe khác mà bệnh nhân có thể mắc phải như:

Thiếu máu do thiếu sắt Ung thư Viêm hoặc nhiễm trùng Phẫu thuật, đặc biệt là cắt lách

2. Triệu chứng

Các triệu chứng thường gặp của tăng tiểu cầu là:

Nhức đầu Chóng mặt hoặc choáng váng Đau ngực Yếu Ngất Thay đổi thị lực Tê hoặc ngứa ran bàn tay và bàn chân

Tăng tiểu cầu hiếm khi gây ra các triệu chứng. Các dấu hiệu và triệu chứng thường liên quan đến tình trạng cơ bản.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Tủy xương là mô xốp bên trong xương chứa các tế bào gốc, có thể phát triển thành tế bào hồng cầu, bạch huyết cầu hoặc tiểu cầu. Các tiểu cầu dính lại với nhau làm máu hình thành cục máu đông giúp ngừng chảy máu khi mạch máu tổn thương như khi bị cắt. Số lượng tiểu cầu bình thường dao động từ 150.000 đến 450.000 trên một microlit máu.

Nếu bạn bị tăng tiểu cầu do rối loạn tủy xương (tăng tiểu cầu tiên phát), tủy xương sẽ sản xuất quá mức các tế bào hình thành tiểu cầu (megakaryocytes) và giải phóng quá nhiều tiểu cầu vào trong máu. Trong tăng tiểu cầu tiên phát, nguy cơ đông máu hoặc biến chứng chảy máu cao. Do đó, nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy số lượng tiểu cầu cao, bác sĩ phải xác định xem đó là tăng tiểu cầu tiên phát hay tăng tiểu cầu phản ứng.

Các nguyên nhân gây tăng tiểu cầu phản ứng bao gồm:

Xuất huyết cấp tính và mất máu Phản ứng dị ứng Ung thư Suy thận mạn hoặc rối loạn thận khác Tập thể dục Đau tim Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành Nhiễm trùng, bao gồm bệnh lao Thiếu sắt Thiếu vitamin Cắt lách Thiếu máu tán huyết – một loại thiếu máu mà cơ thể phá hủy các tế bào hồng cầu nhanh hơn so với việc sản xuất ra chúng, thường do một số bệnh về máu hoặc rối loạn tự miễn dịch Viêm như viêm khớp dạng thấp, bệnh celiac, rối loạn mô liên kết hoặc bệnh viêm đường ruột Các phẫu thuật lớn Viêm tụy Chấn thương Bỏng Tập thể dục

Các loại thuốc có thể gây tăng tiểu cầu phản ứng bao gồm:

Epinephrine (AUVI-Q, EpiPen, những biệt dược khác) Tretinoin (Retin-A, Renova, những biệt dược khác) Vincristine Sulfate (Marqibo Kit) Heparin sodium

4. Chẩn đoán và điều trị

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tăng tiểu cầu?

Tìm kiếm các tình trạng cơ bản (như thiếu máu do thiếu sắt, ung thư hoặc nhiễm trùng) có thể giúp bác sĩ chẩn đoán và kiểm soát tăng tiểu cầu. Nếu không xác định được nguyên nhân thứ phát, bệnh nhân được coi là bị tăng tiểu cầu nguyên phát.

Một xét nghiệm máu tìm gen cụ thể – JAK2 có thể chẩn đoán tăng tiểu cầu. Tuy nhiên, nó chỉ dương tính trong khoảng 50% các trường hợp. Các đột biến gen khác cũng được kiểm tra, nhưng chỉ dương tính ở một tỷ lệ thấp trong số các bệnh nhân.

Bệnh nhân có thể được yêu cầu sinh thiết tủy xương và kiểm tra để xác nhận chẩn đoán.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tăng tiểu cầu?

Điều trị tăng tiểu cầu phản ứng dựa vào các nguyên nhân cơ bản. Nếu nguyên nhân là một phẫu thuật gần đây hoặc một chấn thương gây ra mất máu đáng kể, số lượng tiểu cầu tăng cao có thể không kéo dài. Nếu nguyên nhân là nhiễm trùng mãn tính hoặc các bệnh viêm nhiễm, số lượng tiểu cầu có thể cao cho đến khi tình trạng này được kiểm soát. Trong hầu hết các trường hợp, số lượng tiểu cầu sẽ trở lại bình thường sau khi nguyên nhân cơ bản được giải quyết.

Nếu bị tăng tiểu cầu phản ứng, bạn không nhất thiết phải dùng thuốc hoặc thủ thuật y tế để giảm số lượng tiểu cầu. Nó cũng không có nghĩa là bạn sẽ bị đông máu hoặc chảy máu.

Cắt bỏ lách có thể gây tăng tiểu cầu suốt đời, nhưng bạn không cần điều trị.

5. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với tăng tiểu cầu:

Ăn các thực phẩm lành mạnh. Chọn một chế độ ăn đa dạng giàu ngũ cốc, rau và trái cây và ít chất béo bão hòa. Cố gắng tránh chất béo chuyển hóa. Tìm hiểu về việc kiểm soát khẩu phần ăn để duy trì trọng lượng bình thường. Tăng hoạt động thể chất. Hãy dành ít nhất 30 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi ngày, như đi bộ nhanh hàng ngày, đi xe đạp hoặc bơi vài vòng. Đạt được hoặc duy trì trọng lượng bình thường. Thừa cân hoặc béo phì làm tăng áp lực tĩnh mạch ở xương chậu và chân. Đây là một yếu tố nguy cơ đối với các tình trạng như huyết áp cao. Bỏ thuốc lá. Nếu bạn hút thuốc, hãy thực hiện các bước để cố gắng ngừng hút thuốc.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Bệnh tăng tiểu cầu, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:11/09/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM