Bệnh tăng tế bào lympho - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Tăng tế bào lympho là tình trạng gia tăng một loại tế bào bạch cầu có tên là tế bào lympho trong máu, thường xảy ra tạm thời khi nhiễm virus. Các tế bào này giúp cơ thể “chiến đấu” với các tác nhân gây bệnh. Do đó, sự gia tăng tạm thời số lượng các tế bào lympho trong máu sau khi có nhiễm trùng là điều hoàn toàn bình thường. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh tăng tế bào lympho - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Tăng tế bào lympho là tình trạng gia tăng một loại tế bào bạch cầu có tên gọi là tế bào lympho ở trong máu. Các tế bào này giúp cơ thể “chiến đấu” với các tác nhân gây bệnh. Do đó, sự gia tăng tạm thời số lượng các tế bào lympho trong máu sau khi có nhiễm trùng là điều hoàn toàn bình thường.

Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở những người:

Bị nhiễm trùng gần đây (nhất là nhiễm virus) Một vấn đề gây viêm kéo dài, chẳng hạn như viêm khớp Phản ứng của cơ thể với một loại thuốc mới Một tình trạng y tế nghiêm trọng, như chấn thương Đã phẫu thuật cắt bỏ lá lách Mắc một số loại ung thư, như bệnh bạch cầu hay u lympho (lymphoma)

Ở người lớn, khi số lượng tế bào lympho nhiều hơn 3.000 tế bào/mcl máu sẽ được xem là tăng tế bào lympho. Ở trẻ em, mức xác định tình trạng tăng tế bào lympho thay đổi theo độ tuổi, có thể lên đến hơn 9.000 tế bào/mcl máu (theo Mayoclinic). Giá trị tham chiếu cũng sẽ thay đổi một chút ở mỗi cơ sở y tế.

2. Triệu chứng

Tình trạng này thường không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, bạn có thể biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng từ nguyên nhân cơ bản khiến tế bào lympho cao hơn bình thường. Tùy vào nguyên nhân, bạn có thể không có biểu hiện gì cho đến khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng.

3. Nguyên nhân

Số lượng tế bào lympho có thể cao hơn bình thường khi cơ thể mắc phải một căn bệnh nào đó. Đây thường là tình trạng tạm thời và không nguy hại đến sức khỏe.

Tuy nhiên, một số ít trường hợp, tăng tế bào lympho là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như ung thư máu hay nhiễm trùng mạn tính. Khi đó, bác sĩ sẽ thực hiện vài xét nghiệm để xác định xem số lượng tế bào lympho trong máu của bạn có đáng lo ngại hay không.

Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này bao gồm:

Bệnh bạch cầu cấp tính dòng lympho (acute lymphotic leukemia) Bệnh bạch cầu mạn tính dòng lympho (chronic lymphotic leukemia) Nhiễm virus cytomegalo (CMV) Viêm gan A Viêm gan B Viêm gan C Suy giáp U lympho (lymphoma) Bệnh bạch cầu đơn nhân Các bệnh nhiễm virus khác Giang mai Lao Ho gà

4. Chẩn đoán và điều trị

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán tăng tế bào lympho?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng này nhờ vào xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC). Nếu phải, kết quả sẽ cho thấy sự gia tăng bất thường, đáng kể của tế bào bạch cầu lympho.

Các xét nghiệm máu khác giúp chẩn đoán cũng có thể được sử dụng, như kỹ thuật đếm tế bào dòng chảy (flow cytometry) để xem các tế bào lympho có tạo ra các clone tế bào không (tập hợp những tế bào giống hệt nhau tạo ra từ một tế bào tiền thân). Điều này thường được tìm thấy trong bệnh bạch cầu mạn tính dòng lympho.

Bác sĩ có thể làm xét nghiệm sinh thiết tủy xương để xác định nguyên nhân căn bản của tăng tế bào lympho. Ngoài ra, dựa vào tiền sử bệnh, các triệu chứng, danh sách thuốc đang sử dụng và khám sức khỏe cũng giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Những phương pháp điều trị

Khi giải quyết được nguyên nhân căn bản gây tăng tế bào lympho, số lượng các tế bào này cũng sẽ trở lại mức bình thường. Vậy nên, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị tùy từng trường hợp, phụ thuộc vào nguyên nhân.

5. Phòng ngừa

Không có cách nào giúp phòng ngừa tình trạng này xảy ra. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm virus (một nguyên nhân phổ biến khiến số lượng tế bào lympho cao hơn bình thường) bằng cách:

Rửa tay thường xuyên, đúng cách với xà phòng và nước;

Tránh tiếp xúc với những người đang bị bệnh do virus gây ra;

Không dùng chung đồ dùng với người nhiễm bệnh do virus;

Khử trùng, lau chùi các bề mặt và vật dùng thường xuyên chạm vào.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng Tăng tế bào lympho, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:11/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM