Thuốc Natri docusate - Điều trị táo bón

Mời các bạn cùng tham khảo thông tin về công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, cảnh báo, tương tác thuốc và đối tượng dùng thuốc Natri docusate mà eLib.VN đã tổng hợp dưới đây. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích dành cho mọi người. 

 

Thuốc Natri docusate - Điều trị táo bón

1. Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc natri docusate là gì?

Natri docusate được dùng để điều trị táo bón theo từng thời kỳ. Một số thuốc và tình trạng có thể gây nên táo bón. Các thuốc làm mềm phân như docusate thường được sử dụng đầu tiên để ngăn ngừa và điều trị chứng táo bón. Docusate thường được dùng khi cần tránh cử động mạnh của ruột (ví dụ như sau cơn đau tim hoặc phẫu thuật).

Docusate là thuốc làm mềm phân. Thuốc hoạt động bằng cách làm tăng lượng nước thấm vào khối phân trong ruột, làm mềm phân và giúp đại tiện dễ dàng.

Bạn nên dùng thuốc natri docusate như thế nào?

Bạn cần thực hiện theo các hướng dẫn ghi trên bao bì thuốc, trừ khi có chỉ dẫn khác của bác sĩ. Nếu bạn không chắc chắn về bất cứ thông tin nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. Dùng thuốc bằng đường uống, thường dùng trước khi đi ngủ với một ly nước đầy hoặc nước trái cây (240 ml) hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều dùng căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bạn và đáp ứng với điều trị. Giảm liều dùng hoặc ngưng sử dụng thuốc nếu bạn bị tiêu chảy.

Nếu bạn đang sử dụng dung dịch thuốc uống, hãy đo liều dùng cẩn thận bằng dụng cụ đo/thìa đo thuốc. Không sử dụng muỗng ăn vì có thể đo liều dùng không chính xác. Nếu bạn đang dùng thuốc nhỏ giọt, đo liều dùng bằng ống nhỏ giọt kèm theo, hoặc sử dụng thìa đo thuốc hoặc thiết bị đảm bảo liều lượng chính xác. Trộn siro, dung dịch thuốc uống hoặc thuốc nhỏ giọt với 120ml đến 240ml nước ép trái cây, sữa hoặc sản phẩm sữa theo công thức để ngăn ngừa kích ứng cổ họng và che vị đắng của thuốc.

Bạn chỉ dùng thuốc này khi cần thiết. Không dùng thuốc này trong hơn 1 tuần, trừ khi có chỉ dẫn của bác sĩ.

Sau khi dùng thuốc, tình trạng bệnh thường cải thiện trong vòng 1-3 ngày. Bạn nên thông báo cho bác sĩ nếu tình trạng của bạn vẫn còn tiếp diễn hoặc xấu đi

Bạn nên bảo quản thuốc natri docusate như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

2. Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc natri docusate cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh táo bón:

Dùng đường uống với 50-400 mg (sử dụng thuốc dạng muối  bất kỳ), uống 1-4 liều chia đều trong mỗi ngày.

Dùng qua đường trực tràng bằng cách thụt trực tràng 200-283 mg một hoặc hai lần.

Liều dùng thay thế: dùng thêm 50-100 mg (dung dịch muối natri docusat) khi bị bón hoặc thụt hậu môn một lần một ngày.

Liều dùng thuốc natri docusate cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh táo bón:

Dùng đường uống:

Trẻ dưới 3 tuổi: dùng 10-40 mg (muối natri docusat), chia làm 1-4 liều. Trẻ từ 3 đến 6 tuổi: dùng 20-60 mg (muối natri docusat) chia làm 1-4 liều. Trẻ từ 6 đến 12 tuổi: dùng 40-150 mg (muối natri docusat) chia làm 1-4 liều. Trẻ lớn hơn 12 tuổi: mỗi ngày uống 50-400 mg (dùng dưới dạng muối bất kì) chia làm 1-4 liều bằng nhau.

Dùng qua đường trực tràng:

Trẻ từ 3 đến 18 tuổi: 50- 100 mg (dung dịch natri docusat) thêm vào khi bị bón hoặc thụt hậu môn một lần một ngày. Liều dùng thay thế: 200-283 mg thụt trực tràng dạng thuốc xổ một lần mỗi ngày khi cần thiết để trị táo bón.

Thuốc natri docusate có những dạng và hàm lượng nào?

Natri docusate có những dạng và hàm lượng sau:

Viên nang, dạng uống, muối canxi:

Kao-Tin: 240 mg. Stool SoftenerLaxative DC: 240 mg. Sur-Q-Lax: 240 mg. Thuốc generic: 240 mg.

Viên nang, dạng uống, muối natri:

Colace: 50 mg, 100 mg. S: 250 mg. DocQLace: 100 mg. Docu Soft: 100 mg. Docusil: 100 mg. DOK: 100 mg, 250 mg. Thuốc nhuận tràng Dulcolax: 100 mg. Thuốc nhuận tràng KS: 100 mg. Laxa Basic: 100 mg, 250 mg. Sof-Lax: 100 mg. Stool Softener: 100 mg. Thuốc generic: 100 mg, 250 mg.

Thuốc thụt trực tràng, muối natri:

DocuSol Mini: 283 mg. Enemeez Mini: 283 mg (5 mL). Vacuant Mini-Enerma: 283 mg.

Dung dịch, dạng uống, muối natri:

Diocto: 50 mg/5 mL (473 mL). Docu: 50 mg/5 mL (10 mL, 473 mL). Pedia-Lax: 50 mg/15 mL (118 mL). Silace: 150 mg/15 mL (473 mL). Thuốc generic: 50 mg/5 mL (10 mL).

Siro, dạng uống, muối natri:

Diocto: 60 mg/15 mL (473 mL).

Viên nén, dạng uống, muối natri:

Docuprene: 100 mg. DOK: 100 mg. Promolaxin: 100 mg. Stool Softener: 100 mg. Thuốc generic: 100 mg.

3. Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc natri docusate?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có những tác dụng phụ thường gặp nhất vẫn kéo dài dai dẳng hoặc gây khó chịu: đắng miệng, đầy bụng, chuột rút, tiêu chảy, đầy hơi, kích ứng xung quanh trực tràng, kích ứng họng.

Hãy đến trung tâm y tế ngay nếu bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào xảy ra khi dùng docusate như: một vài phản ứng dị ứng nặng (phát ban, nổi mề đay; ngứa, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi), ngất xỉu, buồn nôn, nôn mửa.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

4. Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc natri docusate bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng thuốc này, báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với thuốc hoặc nếu bạn có bất kỳ dị ứng khác. Thuốc này có thể chứa các thành phần không hoạt tính có thể gây ra dị ứng hoặc các vấn đề khác. Trao đổi với dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào sau đây, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc này: đau bụng nặng, buồn nôn, nôn mửa, thay đổi đột ngột thói quen đại tiện trong 2 tuần trước đó.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

A= Không có nguy cơ; B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu; C = Có thể có nguy cơ; D = Có bằng chứng về nguy cơ; X = Chống chỉ định; N = Vẫn chưa biết.

5. Tương tác thuốc

Thuốc natri docusate có thể tương tác với thuốc nào?

Một số thuốc có thể tương tác với docusat. Báo cho chuyên gia sức khỏe biết nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác, đặc biệt các thuốc sau:

Dầu khoáng vì sự hấp thụ dầu khoáng có thể tăng; Thuốc nhuận tràng như anthraquinon – Thuốc này có thể làm tăng sự hấp thu các thuốc. Aspirin –Thuốc này có thể làm tăng tỷ lệ tác dụng phụ khi dùng đồng thời với aspirin .

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới thuốc natri docusate không?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc natri docusate?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

Viêm ruột thừa (hoặc có dấu hiệu); Chảy máu trực tràng không rõ nguyên nhân – Bạn cần đến khám bác sĩ ngay; Tắc ruột – Việc sử dụng thuốc nhuận tràng có thể gây ra các vấn đề khác nếu bạn đã mắc tình trạng này.

6. Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Trên đây là những thông tin cơ bản của thuốc Natri docusate. Elib.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa

 

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM