Bệnh viêm khớp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp là bệnh lý thường gặp, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và vận động do đau đớn. Nếu như ở người lớn tuổi, viêm khớp chủ yếu do bệnh thoái khóa khớp thì đối với những người trẻ tuổi hơn, nguyên nhân gây viêm khớp thường là do viêm đa khớp dạng thấp hoặc các bệnh khớp tự miễn khác. Đối với các bệnh về khớp, việc điều trị dứt điểm hầu như rất khó đạt được. Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp nhưng mục tiêu điều trị chung là giảm đau, trả lại mức độ hoạt động cho khớp, hạn chế bệnh tái phát và ngăn ngừa biến dạng khớp. Cùng eLib tìm hiểu thêm một số thông tin về căn bệnh này nhé!

Bệnh viêm khớp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Viêm khớp là bệnh gì?

Viêm khớp là một tình trạng viêm của khớp và có thể ảnh hưởng lên nhiều khớp. Hai loại viêm khớp thường gặp nhất là viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).

- Viêm xương khớp

  • Viêm xương khớp có thể ảnh hưởng đến lớp đệm của sụn khớp,  dẫn đến đau đớn và khó khăn trong di chuyển. Khi viêm nặng, sụn bị phá hủy có thể dẫn đến xương bị ma sát, khớp  bị biến dạng  và xương di chuyển khỏi vị trí bình thường. Viêm xương khớp thường xảy ra ở khớp bàn tay, cột sống, đầu gối, hông. Bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt từ 40 tuổi trở lên.

- Viêm khớp dạng thấp

  • Những người từ 40 đến 50 tuổi có tần suất mắc viêm khớp dạng thấp cao.
  • Phần màng che phủ khớp là nơi đầu tiên bị ảnh hưởng. Sau đó, tình trạng viêm sẽ lan đến những khớp xung quanh. Nếu một người bị viêm khớp dạng thấp, người đó sẽ bị biến dạng khớp. Điều này có thể dẫn đến gãy xương và sụn. Nghiêm trọng hơn, viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến mô mềm và các cơ quan khác.

2. Triệu chứng thường gặp

- Các triệu chứng thường gặp của viêm khớp gồm có:

  • Đau khớp, ngay cả khi không di chuyển;
  • Sưng và cứng khớp;
  • Viêm tại chỗ hay chung quanh các khớp;
  • Khớp hạn chế cử động;
  • Đỏ vùng da quanh khớp.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Viêm khớp có thể xuất hiện khi mô sụn bị viêm, gây ra sự sự mất mô nghiêm trọng. Sụn là mô liên kết giúp bảo vệ các xương khỏi sự ma sát khi bạn di chuyển. Nguyên nhân của mỗi loại viêm khớp thì khác nhau.
Viêm xương khớp liên quan tới những tổn thương gây bào mòn sụn khớp – sụn khớp là một lớp phủ dày, trơn láng lên đầu xương. Tổn thương có thể gây ra tình trạng mòn xương dẫn đến sự đau đớn và hạn chế cử động. Sự bào mòn có thể diễn ra trong nhiều năm, hoặc có thể diễn tiến nhanh chóng do chấn thương hay viêm khớp.
Trong viêm khớp dạng thấp, hệ miễn dich của cơ thể tấn công lớp màng của bao khớp, đây là một lớp màng bền chắc  bao phủ toàn bộ khớp. Lớp màng này, còn được gọi là bao hoạt dịch, sẽ trở nên viêm và phù nề. Quá trình này thâm chí có thể phá hủy sụn và xương trong khớp.

4. Nguy cơ mắc viêm khớp

Viêm khớp là một bệnh khá phổ biến. Nó ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Hơn thế nữa, nó có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào, thậm chí ở trẻ em. Tuy nhiên, viêm khớp có thể phòng ngừa được nhờ giảm yếu tố nguy cơ. Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin chi tiết.

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm khớp. Nếu bạn từng bị chấn thương khớp do các hoạt động quá sức, bạn có thể mắc viêm khớp khi đến tuổi trung niên. Người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp bởi vì một khối lượng  cơ, mỡ, dịch,… dư thừa có thể gây ra áp lực nhiều hơn và quá sức chịu đựng lên khớp.

5. Các biện pháp chẩn đoán và điều trị

Các biện pháp chẩn đoán viêm khớp

Khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ kiểm tra phần dịch xung quanh các khớp bị viêm bằng một trong các xét nghiệm sau:

  • Sử dụng tia phóng xạ tần số thấp để nhìn rõ xương: X-Quang cho thấy sự mất sụn, tổn thương xương và lồi xương. X-Quang có thể không chỉ ra được tổn thương viêm khớp sớm nhưng chúng có thể được dùng để theo dõi tiến triển của bệnh;
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): sử dụng máy quét tia X từ rất nhiều góc khác nhau và kết hợp các thông tin để cho ra hình ảnh cắt ngang của các cấu trúc bên trong cơ thể. Chụp cắt lớp vi tính cho phép nhìn thấy cả xương và mô xung quanh;
  • Cộng hưởng từ (MRI): kết hợp sóng radio với một từ trường nam châm mạnh, MRI có thể tạo ra được những hình ảnh cắt ngang của mô mềm chi tiết hơn như sụn, gân và dây chằng.
  • Bằng cách tìm chất chỉ điểm hiện tượng viêm trong máu hay dịch khớp, bác sĩ có thể đưa ra kết luận loại viêm khớp mà bạn mắc phải.

Các biện pháp điều trị viêm khớp

Viêm khớp có thể được điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng có một số cách để làm sự khó chịu mà bạn phải trải qua.
- Đối với viêm xương khớp, thuốc thường được dùng:

  • Giảm đau: chúng có thể giảm đau nhưng không cải thiện tình trạng viêm: NSAID như ibuprofen; Corticoid.

- Đối với những ca nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật:

  • Phẫu thuật tạo hình khớp để thay thế khớp của bạn với một khớp tương ứng khác;
  • Phẫu thuật làm cứng khớp: đầu xương của bạn sẽ bị khóa lại với nhau cho đến khi chúng được chữa lành và trở thành một;
  • Tạo hình xương: xương sẽ được phẫu thuật tái tạo theo chuẩn.

6. Phòng ngừa bệnh viêm khớp

Viêm khớp không phải lúc nào cũng phòng ngừa được, tuy nhiên thực hiện các biện pháp sau sẽ giúp giảm nguy cơ và kiểm soát bệnh viêm khớp tốt hơn:

  • Tập thể dục: các môn thể dục khác nhau có thể được lựa chọn tùy thuộc và độ tuổi và điều kiện cụ thể.
  • Duy trì cân nặng trong giới hạn cho phép.
  • Đảm bảo an toàn trong lao động, hạn chế các chấn thương tới khớp.
  • Ngồi và làm việc đúng tư thế.
  • Khám định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các rối loạn chuyển hóa của cơ thể.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm khớp, hy vọng sẽ giúp mọi người có được cái nhìn tổng quan để có cách phòng tránh và điều trị phù hợp!

Ngày:30/10/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM