Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm cổ liên quan đến đau phần cột sống cổ. Cột sống cổ được cấu tạo từ bảy xương (đốt sống) cách nhau bởi đĩa đệm dạng gối. Những đĩa này giúp giảm xóc cho đầu và cổ cũng như kết nối và làm tấm đệm cho xương, giúp đầu và cổ có thể uốn cong. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa

Thoát vị đĩa đệm cổ liên quan đến đau phần cột sống cổ. Cột sống cổ được cấu tạo từ bảy xương (đốt sống) cách nhau bởi đĩa đệm dạng gối. Những đĩa này giúp giảm xóc cho đầu và cổ cũng như kết nối và làm tấm đệm cho xương, giúp đầu và cổ có thể uốn cong.

Thoát vị đĩa đệm cổ thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên trở lên, đặc biệt là người làm việc văn phòng hoặc giáo viên.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Những triệu chứng và dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cổ thường gặp như đau cổ hoặc có cảm giác đau nhói và tê có thể lan ra đến vai, lưng, cánh tay hoặc bàn tay. Một số người sẽ bị yếu tay, động tác trở nên vụng về và gặp khó khăn khi đi bộ. Đau do thoát vị đĩa đệm sẽ tệ hơn trong di chuyển và trong khi ho hay cười.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Liên hệ cho bác sĩ nếu các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn nhiều hoặc bạn mới xuất hiện tình trạng yếu chi gần đây; nếu bạn gặp khó khăn trong khi đi bộ, yếu, không thể di chuyển chân tay của bạn, hoặc tiêu tiểu không tự chủ.

3. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm cổ, kể cả những thay đổi thoái hóa bình thường trong các đĩa đệm khi chúng ta lão hóa. Tư thế xấu và làm việc nặng với các phương pháp nâng vật sai cũng có thể làm cho những thay đổi này tồi tệ hơn. Các đĩa đệm từ từ trở nên mòn, mỏng hơn và bằng phẳng hơn. Khi không gian đĩa trở nên hẹp khiến các đốt sống ma sát với nhau, cạnh của các đốt sống có thể bị hao mòn. Sau đó, gai xương tạo ra có thể bắt đầu chèn trên tủy sống hoặc rễ thần kinh tủy sống. Khi các dây thần kinh bị kích thích, các triệu chứng đau, nhói, tê hoặc yếu chi có thể xảy ra.

Thay đổi tương tự hoặc chấn thương có thể làm vỡ sụn xung quanh mỗi đĩa đệm. Các đĩa đệm có thể lồi (thoát vị) vào ống tủy sống và nhấn vào (chèn) tủy sống hoặc rễ thần kinh tủy sống.

4. Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nguy cơ làm tăng mắc thoát vị đĩa đệm cổ bao gồm:

Độ tuổi: người cao tuổi có khả năng mắc thoát vị đĩa đệm cổ cao hơn; Nghề nghiệp: các nghề văn phòng hoặc giáo viên; Có bệnh về khớp như viêm khớp dạng thấp; Bị loãng xương.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

5. Điều trị

Những phương pháp nào dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm cổ?

Hầu hết các trường hợp có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu, kiểm soát đau và thuốc chống viêm. Các chuyên gia như bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, bác sĩ gây mê hoặc phẫu thuật thần kinh có thể giúp điều trị. Phương pháp điều trị bảo tồn cũng có thể được thực hiện bởi một chuyên gia trị liệu vật lý. Chúng bao gồm chườm nóng trên vùng đau, kéo cổ và các bài tập đặc biệt.

Bác sĩ gây mê có thể tiêm steroid và thuốc gây tê vào trong ống sống cổ để giúp giảm đau.

Các triệu chứng thường biến mất sau vài tuần. Phẫu thuật thường là lựa chọn cuối cùng nếu phương pháp điều trị khác không làm giảm triệu chứng.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cổ?

Các bác sĩ chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cổ bằng cách khám thực thể và X-quang cột sống cổ. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện chụp cộng hưởng từ (MRI) cổ và điện cơ hoặc dẫn truyền thần kinh kiểm tra tốc độ (EMG/NCV) – một thử nghiệm điện của dây thần kinh và cơ.

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:

Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn; Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn; Sử dụng tư thế tốt trong khi ngồi và đi bộ; Luôn đeo dây an toàn khi đi lái xe; Đặt một cái gối dưới đầu và cổ khi nằm trên giường; Tập các bài tập hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ, nhẹ nhàng kéo và gập cổ, giữ trọng lượng lý tưởng; Giảm thiểu chấn thương cột sống, ví dụ như mang những dụng cụ bảo vệ trong các môn thể thao đối khác.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Thoát vị đĩa đệm cổ, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:10/09/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM