Bệnh gút giả - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh gút giả là tình trạng đặc trưng bởi những cơn sưng đau đột ngột ở một hoặc nhiều khớp xương của bạn. Do sự tương đồng về triệu chứng với bệnh gút nhưng không cùng nguyên nhân, bệnh này được gọi là bệnh gút giả. Vậy nguyên nhân của bệnh gút giả là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh gút giả - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa

Gút giả là bệnh gì?

Bệnh gút giả là tình trạng đặc trưng bởi những cơn sưng đau đột ngột ở một hoặc nhiều khớp xương của bạn. Các cơn đau có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Khớp thường bị ảnh hưởng nhất là khớp gối. Những khớp khác cũng bị ảnh hưởng bao gồm: mắt cá chân, cổ tay, khuỷu tay và vai.

Do sự tương đồng về triệu chứng với bệnh gút nhưng không cùng nguyên nhân, bệnh này được gọi là bệnh gút giả.

Những ai thường mắc phải gút giả?

Gút giả có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường ở người lớn hơn 60 tuổi. Theo thống kê, một nửa số bệnh nhân bị gút giả trên 85 tuổi. Ngoài ra, những người bị chấn thương nặng ở khớp cũng mắc phải gút giả ở khớp bị chấn thương.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của gút giả là gì?

Triệu chứng của gút giả là khớp đột ngột đau, sưng, nóng và tấy đỏ. Cơn đau thường dai dẳng và càng tệ nếu bạn di chuyển. Những hoạt động thường ngày như đi bộ, thay quần áo và mang vác trở nên khó khăn. Thỉnh thoảng, bạn có thể bị đau nhiều khớp cùng lúc.

Dù xuất hiện không báo trước nhưng những triệu chứng trên cần sự kích phát bởi điều kiện nhất định như phẫu thuật hoặc tình trạng bệnh khác và luôn biến mất sau thời gian điều trị. Nếu không chữa trị, bệnh sẽ kéo dài nhiều tuần hoặc hơn.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu khớp bạn bị đau đột ngột và sưng. Càng chần chừ, bệnh của bạn sẽ càng tệ và có thể gây đau đớn dài hạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra gút giả là gì?

Nguyên nhân gây ra các cơn đau gút giả là sự thải ra và tích tụ các tinh thể canxi pyro-photphat vào khớp. Những tinh thể này trở nên nhiều hơn khi bạn già đi và xuất hiện trong gần một nửa người già hơn tuổi 85. Tuy nhiên, hầu hết những người mang tinh thể này không phát triển bệnh gút giả. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được hiện tượng này. Gút giả không phải do truyền nhiễm và không lây lan.

4. Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc gút giả?

Những tác nhân khiến nguy cơ mắc bệnh gút giả tăng bao gồm:

Tuổi tác: nguy cơ bị gút giả sẽ tăng lên theo tuổi tác của bạn;

Chấn thương khớp: chấn thương khớp nghiêm trọng hoặc phải phẫu thuật, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút giả trong khớp đó.

Rối loạn di truyền: một số gia đình có khuynh hướng di truyền sự phát triển bệnh gút giả. Những người đó có nguy cơ bị gút giả ngay cả khi còn trẻ.

Mất cân bằng dinh dưỡng: nguy cơ của bệnh gút giả cao hơn nếu bạn có quá nhiều canxi hoặc sắt trong máu hoặc quá ít magiê.

Điều kiện khác: bệnh gút giả cũng dễ xuất hiện nếu bạn có tuyến giáp yếu hoặc tuyến cận giáp hoạt động quá mức.

5. Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị gút giả?

Hiên nay vẫn chưa có cách loại bỏ các tinh thể canxi pyrophotphat trong khớp gây gút giả, nhưng bác sĩ có thể kê thuốc kháng viêm để giảm triệu chứng như ibuprofen, naproxen, hay indomethacin.

Thi thoảng, những thuốc giảm đau mạnh hơn như prednisone hay colchicine dùng trong điều trị gút cũng có thể được bác sĩ đưa vào đơn thuốc.

Phẫu thuật hút và thay dịch khớp sẽ được bác sĩ đề nghị cho bạn nếu chữa bằng thuốc không thành công. Đây là liệu pháp giảm đau nhanh nhất và bạn sẽ khỏi hoàn toàn sau phẫu thuật.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đoán gút giả?

Do triệu chứng của bệnh gút giả giống với bệnh gút và một số bệnh viêm nhiễm khác nên để chẩn đoán, bác sĩ cần tiến hành một số kiểm tra sau:

Xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề ở tuyến giáp, tuyến cận giáp cũng như sự mất cân bằng khoáng chất có thể liên quan đến bệnh gút giả. Rút dịch khớp ở khớp bị đau và tìm các mảnh canxi pyrophotphat gây gút giả dưới kính hiển vi. Chụp X-quang khớp bị đau thường có thể giúp bác sĩ tìm thấy các tổn thương và các tinh thể tích tự trong sụn khớp.

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của gút giả?

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:

Thả lỏng vùng cơ thương tổn đến khi bạn cảm thấy đỡ hơn. Bạn có thể dùng túi chườm đá để giảm sưng tấy nếu cần. Nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Gọi cho bác sĩ nếu việc điều trị không làm giảm triệu chứng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh gút giả, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM