Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8 đầy đủ

Tự sự kể lại các sự vật hiện tượng. Để cho bài văn tự sự thêm phong phú các em nên kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Bài học hôm nay eLib sẽ hướng dẫn các em về cách lập dàn ý một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Mời các em tham khảo. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 92 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Bố cục bài văn:

+ Mở bài: Từ đầu… “bày la liệt trên bàn”: kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.

+ Thân bài: Tiếp theo…“chỉ gật đầu không nói”: kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.

+ Kết bài: phần còn lại: Cảm nghĩ về món quà sinh nhật của người bạn.

- Các yếu tố của văn bản (nhân vật):

+ Truyện kể về Trang (Trang kể-ngôi thứ nhất).               

+ Thời gian: Buổi sáng.

+ Không gian: Nhà Trang.

+ Hoàn cảnh: Ngày sinh nhật của Trang.

+ Chuyện xảy ra: Trang - nhân vật chính, ngoài ra còn có Trinh, Thanh và các bạn khác.

+ Trang: hồn nhiên, nôn nóng.

+ Trinh: kín đáo, đằm thắm, sâu sắc.

+  Thanh: nhanh nhẹn, tinh ý.

- Các yếu tố của văn bản chi tiết:

+ Mở đầu: Buổi sinh nhật vui vẻ sắp kết thúc, Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến.

+ Đỉnh điểm: Món quà độc đáo từ người bạn thân.

+ Bất ngờ: Món quà là chùm ổi Trinh chăm sóc từ khi là những cái nụ hoa.

+ Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật độc đáo.

- Các yêu tố của văn bản (Phương thức):

+ Các yếu tố miêu tả:

  • “Suốt cả buổi sáng…mùi soa.”.
  • Nhìn thấy Trinh tươi cười đi vào sân.

  • Tôi chạy ào ra xô đổ cả ghế.

  • Trinh cười lỏn lẻn, đầu hơi nghiêng nghiêng trông thật hiền lành.

  • Còn nguyên cả lá, lúc lỉu đến năm sáu quả tròn to, láng bóng.

  • Quả to, cùi dày, ăn giòn và thơm…chùm ổi đã chín vàng.

  • Trinh lom khom luồn qua những cành ổi la đà…trắng muốt.

  • Trinh lặng lẽ chỉ cười lắc đầu không nói.

⇒ Hình dung không khí ngày sinh nhật, hình ảnh người bạn, hình ảnh món quà.

Làm cho việc kể chuyện sinh động, hấp dẫn, sâu sắc hơn, để dàn ý hoàn chỉnh hơn.

+ Các yếu tố biểu cảm:

  • … Tôi vẫn cứ bồn chồn không yên… bắt đầu lo…

  • Tủi thân và giận Trinh… giận mình quá…

  • Tôi run run… Cảm ơn Trinh quá… qúi giá làm sao…    

⇒ Bộc lộ tâm trạng nhân vật Trang và thể hiện tình cảm thân thiết của đôi bạn thân. Làm cho việc kể chuyện sinh động, hấp dẫn, sâu sắc hơn, để dàn ý hoàn chỉnh hơn.

- Tác giả kể theo trình tự thời gian (kể diễn biến sự việc từ đầu đến cuối buổi sinh nhật).

- Nhưng trong khi kể tác giả có dòng hồi tưởng ngược lại thời gian, nhớ về sự việc nhớ ra “ lâu lắm, từ mấy tháng trước lúc ổi đang ra hoa…”.

2. Soạn câu 2 trang 95 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Mở bài:

Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh em bé bán diêm .

- Thân bài:

+ Lúc đầu do không bán được diêm nên em sợ, không dám về nhà. Em tìm chỗ tránh rét. Sau đó, em quẹt những que diêm để sưởi ấm. (Kể chuyện kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm ).

+ Cô bé liều quẹt diêm:

  • Lần 1: Tưởng ngồi trước lò sưởi (rét)

  • Lần 2: Tưởng là bữa tiệc (đói)

  • Lần 3: Tưởng cây thông noel (giao thừa)

  • Lần 4: Thấy bà đang cười với em (người thương em nhất)

  • Quẹt các que diêm còn lại: cùng bà bay lên trời…đón niềm vui đầu năm.+ Kết quả: mọi thứ hiện ra khi quẹt diêm đều là ảo ảnh.

+ Kết quả: mọi thứ hiện ra khi quẹt diêm đều là ảo ảnh.

+ Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen, mỗi lần quẹt diêm đều là ảo ảnh và cảm giác

- Kết bài:

+ Cô bé chết vì rét.

+ Mọi người không ai biết điều kì diệu mà em đã trông thấy.

+ Em bé đã mất trong đêm giao thừa, sự thờ ơ của người qua đường, lòng nhân đạo của nhà văn...

3. Soạn câu 3 trang 95 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Mở bài:

+ Giới thiệu người bạn thời thơ ấu.

+ Giới thiệu kỉ niệm khiến em xúc động nhất.

- Thân bài:

+ Kể về kỉ niệm đó:

  • Hoàn cảnh sự việc: thời gian, không gian có gì đặc biệt (thời gian: buổi sáng hoặc buổi tối; không gian: ở nhà hoặc ở trường...)

  • Quá trình xảy ra sự việc: bắt đầu, diễn biến, kết thúc,...

  • Kể về kỉ niệm thời thơ ấu khiến em xúc động nhất (có thể là kỉ niệm vui hoặc buồn)

+ Cảm nghĩ của em về người bạn thơ ấu:

  • Bạn là người luôn hướng dẫn những điều mình chưa biết.

  • Luôn mong tình bạn chúng ta mãi mãi bền lâu.

  • Rút ra bài học cho bản thân từ tình bạn tốt đẹp đó.

 - Kết bài:

+ Suy nghĩ về người bạn và kỉ niệm đó đối với em bây giờ.

+ Vì sao em nhớ mãi về kỉ niệm đó.

+ Kỉ niệm đó ảnh hưởng như thế nào về tình cảm, cuộc sống của em sau này.

Ngày:01/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM