Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản Ngữ văn 8 đầy đủ

Bài học Liên kết các đoạn văn trong văn bản Ngữ văn 8 giúp các em nắm rõ được tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản và cách liên kết các đoạn văn trong văn bản. eLib đã biên soạn bài học này một cách đầy đủ và dễ hiểu nhất. Mời các em tham khảo. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản Ngữ văn 8 đầy đủ

1. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản

1.1. Soạn câu 1 trang 50 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Hai đoạn văn trên không có mối liên hệ gì là vì:

Cả hai đoạn văn đều viết về ngôi trường làng Mĩ Lí nhưng được miêu tả ở những thời điểm và có những cảm nhận hoàn toàn khác nhau, không có mối liên hệ với nhau. Hai đoạn văn không phân tách giữa thời gian hiện tại và quá khứ, không sử dụng các từ ngữ liên kết nên câu văn rất rời rạc, khó hiểu.   

1.2. Soạn câu 2 trang 50 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

a. Cụm từ "trước đó mấy hôm" giúp nối kết đoạn văn phía dưới với đoạn văn phía trên về mặt ý nghĩa thời gian.

b. Với cụm từ "trước đó mấy hôm" hai đoạn văn liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa.

c. Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn. Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản nhằm tạo ra mối quan hệ chặt chẽ về mặt ý nghĩa giữa các đoạn văn trong văn bản.

2. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản

2.1. Soạn câu 1 trang 52 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

a.

- Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học, đó là những khâu tìm hiểu, cảm thụ.

- Các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên là từ "Sau".

- Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, một mặt, mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra...

b.

- Hai đoạn văn của Thanh Tịnh có quan hệ đối lập, tương phản.

- Từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó là "Nhưng".

- Các từ ngữ chỉ sự đối lập, tương phản: ngược lại, trái lại, thế mà, tuy vậy… 

c. 

- Đọc lại hai đoạn văn mục I.2 trang 50-51 trong SGK, có thể xác định “đó” là đại từ. Trước đó là lúc trước nhân vật “tôi” lần đầu tiên cắp sách đến trường. Việc dùng đại từ đó tác dụng liên kết giữa hai đoạn văn.

- Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn. Hãy kể tiếp các từ có tác dụng này (đó, này,…).

d. 

- Mối liên hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đó là mối quan hệ giữa nghĩa cụ thể và nghĩa khái quát.

- Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn đó: Nói tóm lại.

- Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa tổng hợp, khái quát ta thường dùng từ ngữ: tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, như vậy, nhìn chung, chung quy là…

2.2. Soạn câu 2 trang 52 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Câu liên kết giữa hai đoạn văn trên " Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy" có tác dụng liên kết ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên.

- Để tạo mối liên kết giữa hai đoạn văn người ta có thể dùng từ ngữ hoặc câu nối.

3. Luyện tập

3.1. Soạn câu 1 trang 53 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

a.

- Từ ngữ liên kết: Nói như vậy.

- Thể hiện quan hệ ý nghĩa suy luận – giải thích.

b.

- Từ ngữ liên kết: Thế mà.

- Thể hiện quan hệ ý nghĩa đối lập tương phản.

c.

- Từ ngữ liên kết: Cũng.

- Thể hiện quan hệ ý nghĩa liệt kê tăng tiến.

- Từ ngữ liên kết: Tuy nhiên.

- Thể hiện quan hệ ý nghĩa đối lập tượng phả.

3.2. Soạn câu 2 trang 54 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

a. Từ đó.

b. Nói tóm lại.

c. Tuy nhiên.

d. Thật khó trả lời.

3.3. Soạn câu 3 trang 55 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Ý kiến của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với cai lệ là một đoạn tuyệt khéo" là một nhận định đã khẳng định được giá trị của tác phẩm “Tắt đèn”. Trước tiên, đoạn chị Dậu đánh nhau với cai lệ, Ngô Tất Tố đã tạo được một tình huống truyện gay cấn, kịch tính tạo cho người đọc sự bất ngờ, hồi hộp và cuối cùng là sự hả hê. Bên cạnh đó, đoạn trích đã khắc họa một cách chi tiết, sâu sắc diễn biến tâm lí nhân vật. Chúng ta thương xót và khâm phục một chị Dậu: hiền lành, yêu thương chồng con, nhẫn nhục, chịu đựng nhưng vẫn có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Ngược lại, căm phẫn trước một cai lệ: ác độc, ngang ngược, hung hãn. Cảnh đánh nhau ấy còn đặc sắc hơn, hấp dẫn hơn bởi giọng văn hài hước, châm biếm, mỉa mai bọn tay sai. Tóm lại, đoạn đánh nhau của chị Dậu đã khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ, kiên cường dám chống lại bè lũ tay sai phong kiến tàn bạo, vô nhân tính.

- Phương tiện liên kết trong đoạn văn trên: Từ ngữ có tác dụng liên kết:

+ “Trước tiên”: Liệt kê.

+ “Bên cạnh đó”: Quan hệ từ.

+ “Ngược lại”: Thể hiện sự đối lập.

+ “Tóm lại”: Mang ý nghĩa tổng kết

Ngày:03/08/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM