Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Ngữ văn 8 đầy đủ

Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Ngữ văn 8 tập 1 giúp các em cảm nhận được khí phách kiên cường của các chí sĩ yêu nước. eLib đã biên soạn nội dung bài này một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Ngữ văn 8 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 147 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Hai câu 1, 2 là hai câu đề: giới thiệu vấn đề cần nói tới.

"Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu.

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù."

- Cách nói vấn đề rất khéo. Ở đây nhà thơ muốn nói tới hoàn cảnh của mình bị bắt giam. Ý của 2 câu thơ có thể diễn đạt lại:

+ Vào tù mình vẫn giữ được tài trí và cách sống của mình: là người có tài cao, chí lớn, khác thường (hào kiệt), là người luôn giữ dáng vẻ lịch sự, trang nhã (phong lưu)

+ Mình ở tù không phải do bị bắt mà vì chạy mỏi chân (tức hoạt động cách mạng đã nhiều) tạm thời nghỉ ngơi ở đây.

--> Tác giả có nói đến việc bị bắt vào nhà tù nhưng không nhấn khía cạnh rủi ro, đau khổ hoặc âu lo, khiếp sợ. Ngược lại nhà thơ coi việc đó chẳng có gì khủng khiếp, đáng buồn, đó là những giây phút nghỉ ngơi sau những ngày hoạt động sôi nổi. Mặc dầu trong hồi kí cụ viết: "Thật từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến nay, chưa lúc nào nếm mùi thất bại chua xót như bây giờ".

2. Soạn câu 2 trang 147 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

  • Giọng thơ có sự thay đổi: từ giọng hào hùng, ngang tàng chuyển sang giọng trầm lắng, suy tư lúc gay cấn, nguy hiểm, cao trào.

  • Nhìn thẳng vào hoàn cảnh khó khăn của bản thân ( khách không nhà, người có tội) để kiên tâm, vững chí hơn trên con đường còn gian nan.

  • Lời tâm sự chân tình có ý nghĩa:

  • Thể hiện cuộc đời làm cách mệnh gian nan, khó khăn, phải bôn ba xứ người, xa quê, xa người thân

3. Soạn câu 3 trang 147 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Hai câu 5, 6 là hai câu luận: Bàn luận mở rộng vấn đề.

"Dang tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù."

- Ở đây tác giả khẳng định: chí lớn tài cao của người chiến sĩ cách mạng không cảnh tù đày nào có thể đè bẹp.

- Lối nói khoa trương đã thể hiện sự lãng mạn, chất anh hùng ca khiến cho con người không còn nhỏ bé nữa mà có tầm vóc lớn lao như thần thánh. Tuy bị bắt nhưng người tù vẫn "dang tay", "mở miệng cười" thể hiện thái độ coi thường, coi khinh mọi khó khăn trước mắt.

4. Soạn câu 4 trang 147 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Hai câu thơ cuối: Hai câu kết: nâng cao vấn đề hoặc bày tỏ cảm xúc của tác giả

"Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu."

  • Kết tinh cao độ ý chí và cảm xúc lãng mạn hào hùng của tác giả

  • Điệp từ "còn" nhấn vào sự tiếp diễn, tiếp tục chiến đấu vì đất nước, tạo nên âm hiệu khẳng định mạnh mẽ ý chí đấu tranh cho sự cứu nước, đó như hai tiếng trống chắc nịch, âm vang kích động lòng người, kết thúc một bản hùng ca

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 148 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Thể thơ thất ngôn bát cú bắt nguồn từ thơ Đường, phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc, chủ yếu cây bút quý tộc sử dụng.

- Cấu trúc bài thất ngôn bát cú gồm 8 câu, 7 chữ tạo thành đề- thực- luận– kết

- Luật lệ bằng trắc:

  • Các tiếng nhất(1) - tam(3) - ngũ (5) bất luận

  • Các tiếng nhị (2) - tứ(4) lục (6) phân minh

  • Gieo vần: các tiếng cuối câu 1, 2, 4, 6, 8 hiệp vần với nhau

- Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật: 8 câu, 7 chữ, gieo vần ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM