Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Ngữ văn 8 đầy đủ

Bài soạn Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Ngữ văn 8 tập 1 giúp các em hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. eLib đã biên soạn nội dung bài này bám sát chương trình Ngữ văn 8. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Ngữ văn 8 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 134 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Câu 1. Dấu ngoặc đơn trong các đoạn trích được dùng:

- Đoạn a. Dấu ngoặc đơn dùng để giải thích rõ hơn về ngụ ý là những ai (là những người bản xứ).

- Đoạn b. Phần trong ngoặc dùng để thuyết minh loài động vật mà tên gọi của nó là con ba khía.

- Đoạn c. Phần trong ngoặc đơn nhằm cung cấp thêm thông tin về năm sinh, năm mất của nhà thơ Lí Bạch và cho người đọc biết Miên Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên.

- Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì không thay đổi y nghĩa cơ bản của những đoạn trích. Vì khi đặt những phần nội dung đó vào trong những dấu ngoặc đơn, người viết có dụng ý đó là phần chú thích, nhằm cung cấp thong tin kèm theo, chớ không thuộc nghĩa cơ bản

2. Soạn câu 2 trang 135 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Dấu hai chấm trong những đoạn trích dùng để đánh dấu (báo trước):

- Đoạn a. Lời đối thoại của Dế Mèn nói với Dế Choắt và của Dế Choắt nói với Dế Mèn.

 - Đoạn b. Lời dẫn trực tiếp (Thép Mới dẫn câu nói của người xưa).

- Đoạn c. Phần trích dẫn lời nói của người mẹ đối với con

3. Soạn câu 1 luyện tập trang  135 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn:

- Đoạn a. Những dấu ngoặc đơn trong đoạn trích này được dùng để đánh dấu phần giải thích của các từ ngữ Hán Việt có trong câu văn.

- Đoạn b. Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp cho người đọc hiểu rõ trong 2.290m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn.

- Đoạn c. Trong đoạn trích này dấu ngoặc đơn thứ nhất dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm. Dấu ngoặc đơn thứ hai dùng để đánh dấu phần giải thích

4. Soạn câu 2 luyện tập trang 136 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Giải thích công dụng của dấu hai chấm:

- Đoạn a. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho ý họ thách nặng quá.

- Đoạn b. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (của Dế Choắt nói với Dế Mèn) và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn.

- Đoạn c. Đánh dấu (báo trước) phần thuyết minh cho ý đủ màu là những màu nào.

5. Soạn câu 3 luyện tập trang 136 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích. Dấu hai chấm ở đây có tác dụng làm phần nội dung ở phía sau được nhấn mạnh hơn. Nếu bỏ dấu hai chấm thì phần nghĩa này không được nhấn mạnh nữa.

6. Soạn câu 4 luyện tập trang 137 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Có thể thay hai dấu chấm bằng dấu ngoặc đơn. Khi thay thế như vậy, nghĩa các câu cơ bản không thay đổi, nhưng như thế phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu như khi phần này đặt sau dấu hia chấm.

- Nếu viết lại "Phong nha gồm: Động khô và Động nước" thì không thể thay thế dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn, vì trong câu này phần câu nằm sau dấu hai chấm không phải là chú thích.

7. Soạn câu 5 luyện tập trang 137 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Không thể chép dấu ngoặc đơn như vậy, vì: dấu ngoặc đơn bao giờ cũng được dùng thành cặp. Lưu ý: dấu chấm cuối cùng bao giờ cũng được đặt sau dấu ngoặc đơn thứ hai. Bài tập này nhằm giúp học sinh có những kiến thức về chính tả của dấu ngoặc đơn.

8. Soạn câu 6 luyện tập trang 137 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Văn bản Bài toán dân số đặt ra vấn đề cấp thiết vủa việc hạn chế sự gia tăng dân số nếu con người còn muốn “tồn tại”. Từ một câu chuyện bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đưa người đọc tới việc suy nghĩa, tư duy, liên tưởng tới tình hình phát triển, gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới. Đặc biệt tình trạng gia tăng dân số quá mức xảy ra nhiều ở các nước chậm phát triển kéo theo sự thụt lùi về kinh tế và những vấn đề an sinh.. Vì vậy cần có lời giải thích hợp lý: Bài toán dân số

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM