Soạn bài Tức nước vỡ bờ Ngữ văn 8 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây định hướng cho các em làm những bài tập trong SGK hiệu quả. Đồng thời, bài soạn là cơ sở để bước đầu tiếp cận tri thức mới của văn bản trước khi đến lớp. Mời các em cùng eLib tham khảo.

Soạn bài Tức nước vỡ bờ Ngữ văn 8 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 32 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị đang rất nguy khốn: vụ thuế đang ở vào thời điểm gay gắt nhất, bọn tay sai đang dốc sức đốc thúc những người còn nợ sưu vì quan sắp về làng thu thuế. Nhà chị Dậu thuộc dạng “cùng đinh”, đã phải chạy vạy hết cách, kể cả là bán con, bán chó mà vẫn chưa đủ tiền nộp sưu. Anh Dậu bị bắt trói, cùm kẹp đến rũ rượi mới được thả về… Cả nhà đã nhịn đói mấy ngày, vừa mới được bà hàng xóm tốt bụng cho bát gạo để nấu cháo cầm hơi…

Khi bọn cai lệ, ngưòi nhà lí trưởng xông vào, chị Dậu bị đẩy vào một tình thế vô cùng nguy cấp: không có cách gì chạy tiền nộp sưu mà nếu để anh Dậu bị bắt trói một lần nữa thì mạng sống khó mà giữ được… Hoàn cảnh bế tắc, cùng đường như không lối thoát.

2. Soạn câu 2 trang 32 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Phân tích nhân vật cai lệ: 

- Cai lệ: là cai cầm đầu đám lính lệ ở huyện đường, tay sai chuyên đánh người là "nghề" của hắn

- Cảnh cai lệ vào nhà chị Dậu:

  • Gõ đầu roi xuống đất, quát bằng giọng khàn khàn.
  • Tay sai chuyên nghiệp, đánh trói người là "nghề" của hắn.
  • Xưng hô xấc xược, đểu cáng "ông- thằng".

- Bản chất hung bạo, dữ tợn: trợn ngược mắt quát, giọng hầm hè, đùng đùng giật phắt thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, tát vào mặt chị đánh cái bốp.

- Ngôn ngữ của hắn thú tính, hắn chỉ biết thét, quát, hầm hè

- Tàn ác, nhẫn tâm, bỏ ngoài tai lời van xin khẩn thiết của chị Dậu

= > Cai lệ chỉ là tên tay sai vô danh, mạt hạng nhưng lại hống hách, bạo tàn dám làm những chuyện bất nhân, nhân danh "nhà nước", "phép nước". Đó cũng là hình ảnh chân thực nhất về tầng lớp thống trị bấy giờ: độc ác, hung hãn, không có tính người.

3. Soạn câu 3 trang 33 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, chị Dậu được đặt vào một tình thế đặc biệt nguy khốn. Đó là một hoàn cảnh điển hình, thòi điểm mà tính cách nhân vật được bộc lộ rõ ràng và đầy đủ nhất.

  • Mở đầu đoạn trích, chị Dậu hiện lên với dáng vẻ của một ngựời vợ nghèo hiền hậu, yêu thương chồng con. Hành động lấy quạt, quạt cho cháo chóng nguội, “rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm”, “đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không”, giọng dịu dàng, lo lắng nói vối chồng… đều thể hiện điều đó.
  • Khi bọn cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào, chị đã van xin tha thiết. Dáng điệu run run, cách xưng hô cháu – ông, sắc mặt xám lại, lời lẽ quỵ luỵ… của chị đã cho thấy thân phận thấp cổ bé họng của người nông dân xưa. Họ bị áp bức đến độ phải nhẫn nhục chịu đựng, đến độ phải van xin cả những kẻ tay sai mạt hạng nhất của bọn quan lại. Nhưng những lời van xin tha thiết của chị không được đếm xỉa. Đến khi cai lệ “bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi sấn đến để trói anh Dậu”, chị đã “liều mạng cự lại”: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Hành động “cự lại” của chị lúc này vẫn chỉ là bằng lí lẽ. Chị nói đến cái lí đương nhiên trong cuộc sông, cái đạo lí tôi thiểu trong phép ứng xử giữa người với người. Chị không xưng “cháu” nữa mà xưng “tôi”. Bằng sự thay đổi đó, chị đã đứng thẳng lên, có vị thế ngang hàng với cai lệ. Nhưng rồi lí lẽ cũng chẳng ăn thua. Cai lệ vẫn tàn nhẫn thẳng tay “tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu”, chị đã vùng lên: “Chị Dậu nghiến hai hàm rằng: – Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Dương như sự tức giận, phẫn uất đã lên đến cao độ. Chị Dậu không còn ý thức kìm chế theo thân phận bị áp bức của mình nữa mà đã tự xưng là “bà”, gọi cai lệ là “mày”. Cách xưng hô ấy, câu nói hết sức “đanh đá” ấy cho thấy sự căm giận ngùn ngụt của chị. Vị thế giữa chị và cai lệ đã bị đảo ngược. Chị không còn là một người phụ nữ yếu đuôi, bé mọn nữa mà đang nhìn bọn tay sai với tư thê của người trên.
  • Cảnh tượng chị Dậu quật ngã cai lệ và người nhà lí trưởng thể hiện sức mạnh ghê gớm tiềm ẩn bên trong ngưòi phụ nữ “lực điền”. Đối lập với bộ dạng thảm hại của hai tên tay sai, hình ảnh chị Dậu nổi bật lên với tư thế ngang tàng của ngưòi dám đứng lên tự bảo vệ lẽ công bằng cho bản thân và cho những ngưòi thương yêu. Sức mạnh ấy phải chăng chính là sức mạnh của lòng yêu thương? Sự thay đổi thái độ của chị Dậu, hành động bất ngờ, quyết liệt của chị do bị o bê quá mà thành “tức nước vỡ bò”. Dù là van xin, dù là cãi lí hay phản kháng… cũng chỉ là các cách khác nhau để bảo vệ người chồng ốm yếu trong tình thế nguy kịch. Hiểu như thế chúng ta mới thấy hành động quyết liệt, giọng điệu đanh đá của chị Dậu ở đoạn sau không hề mâu thuẫn với thái độ dịu dàng, nhẫn nhịn, lo lắng ở đoạn đầu, thậm chí còn bổ sung, thông nhất với nhau. Đơn giản vì đó là những biểu hiện khác nhau của một tấm lòng yêu thương chồng con rất mực.
  • Như vậy, nhân vật chị Dậu đã được xây dựng như một tính cách đa diện: hiền dịu, hi sinh nhưng không hề yếu đuối mà vẫn tiềm tàng một tinh thần phản kháng, một sức sống mạnh mẽ. Chị đã nhận thức được sự bất công và không chấp nhận: “Thà ngồi tù. Để chúng nó. làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…”. Mặc dù, hành động của chị Dậu có tính chất bột phát, chưa giải quyết được vấn đề (sau đoạn này, cả nhà chị Dậu vẫn bị trói, điệu ra đình làng) nhưng đã khẳng định được sức mạnh tiềm tàng của người nông dân, ý thức của họ về sự bất công và báo trước một xu thế tất yếu sẽ xảy ra theo quy luật “Con giun xéo lắm cũng quằn”.

4. Soạn câu 4 trang 33 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Nhan đề: 

Tức nước vỡ bờ: Nghĩa đen của thành ngữ này là nước lớn, nhiều thì ắt sẽ vỡ bờ. Trong đoạn trích này kinh nghiệm dân gian được thể hiện trong thành ngữ bắt gặp sự khám phá đời sống của cây bút hiện thực Ngô Tất Tố. Đoạn trích chẳng những làm toát lên cái lô-gic hiện thực: tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh, mà còn toát lên cái chân lí: Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác.

- Cách đặt như vậy vô cùng thỏa đáng, vì:

  • Xét toàn bộ nội dung tác phẩm thì Tức nước vỡ bờ là tên gọi hợp lý phù hợp với diễn biến truyện.
  • Tên nhan đề có ý nghĩa khi con người bị áp bức, bóc lột sẽ phản kháng mạnh mẽ. Sức mạnh đó bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, tình yêu thương gia đình.

5. Soạn câu 5 trang 33 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

 Tác giả tạo dựng tình huống truyện gay cấn: sau khi van xin khẩn thiết, nói lí lẽ nhưng cai lệ vẫn sấn sổ tới đánh trói, chị Dậu phản kháng.

- Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật:

  • Chị Dậu: nhẫn nhục, chịu đựng nhưng vẫn có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.
  • Cai lệ; hung tàn, thú tính, ngang ngược, hung hãn.

- Miêu tả ngoại hình bằng nghệ thuật đối lập:

  • Chị Dậu: lực điền, khỏe khoắn, quyết liệt.
  • Bọn tay sai: sức lẻo khẻo như tên nghiện, ngã chỏng quèo…

- Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại được bộc lộ sâu sắc tính cách nhân vật, phản ánh những nét diễn biến tâm lí phức tạp.

- Đoạn miêu tả cảnh phản kháng giữa chị Dậu với bọn tay sai qua ngòi bút linh hoạt, pha chút hóm hỉnh, độc đáo.

⇒ Đoạn "tuyệt khéo" trong văn bản này thể hiện việc tác giả xây dựng các tuyến nhân vật đối lập, đặc biệt làm hiện hữu hình ảnh người phụ nữ nông dân mạnh mẽ, bản lĩnh, dám đương đầu với bè lũ hung tàn đòi quyền sống trong xã hội bất công, áp bức.

6. Soạn câu 6 trang 33 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Như Nguyễn Tuân đã nhận xét, vối tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tô” đã “xui ngưòi nông dân nổi loạn”. Điều đó có nghĩa là khẳng định giá trị hiện thực và khả năng tác động mạnh mẽ của tác phẩm này. Với cuốn tiểu thuyết của mình, Ngô Tất Tố đã phơi bày bộ mặt xấu xa, đê tiện của bọn địa chủ, cường hào ác bá; đã chỉ ra cho người nông dân thấy rằng cuộc sông của họ đã khổ quá rồi và họ chỉ còn cách phải đấu tranh, không thể chịu đựng hơn được nữa; đồng thòi nhắc họ rằng trong con người họ đang tiềm tàng một sức mạnh ghê gớm cần được phát huy.

Chỉ riêng đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” cũng bao hàm đầy đủ những giá trị đó.

Qua tình huống giằng co giữa một bên là gia đình chị Dậu nghèo xác xơ, không có tiền đóng thuế, đang bị đẩy đến bước đường cùng với một bên là những kẻ đốc thúc, thu thuế cho bằng được; tác giả đã phơi bày bộ mặt tàn ác, bất nhân của bọn tay sai nói riêng, của chế độ xã hội đương thời nói chung. Đọc lên, chúng ta không thể không căm giận trước cái ác nghiễm nhiên hoành hành như thế. Bên cạnh đó, tình cảnh khổ sở của gia đình chị Dậu không chỉ khơi gợi niềm cảm thương mà chắc chắn còn khiến độc giả thời đó tự nhìn nhận, ý thức sâu sắc hơn nữa cảnh ngộ của chính mình hay những người xung quanh mình. Quan trọng hơn cả, bằng hành động phản kháng quyết liệt của chị Dậu và sự chiến thắng của chị, tư thế của chị; tác giả đã khẳng định một chân lí cuộc sông “Tức nước vỡ bờ”, đã dự báo xu thế đấu tranh tất yếu của ngưòi dân bị áp bức. Đồng thời, khẳng định sức mạnh tiềm tàng của họ. Một khi người ta đã ý thức được nỗi khổ của mình, ý thức được nguyên nhân nỗi khổ, ý thức được vũ khí, sức mạnh mà họ có, lẽ đương nhiên người ta sẽ đấu tranh. Nói Ngô Tất Tô” đã “xui người nông dân nổi loạn”, chính là vì thế!

Ngày:28/07/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM