Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn Ngữ văn 8 đầy đủ

Bài soạn Đập đá ở Côn Lôn Ngữ văn 8 tập 1 giúp các em nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. eLib đã biên soạn nội dung bài thơ bám sát chương trình Ngữ văn 8, một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn Ngữ văn 8 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 150 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Công việc đập đá của người tù ở Côn Lôn là công việc diễn ra với:

- Không gian: Đứng giữa đất Côn Lôn là đứng giữa biển cả, non cao.

- Điều kiện làm việc: Đập đá vốn là công việc nặng nhọc. Đập đá ở Côn Lôn lại càng cực nhọc hơn vì nhà tù và thiên nhiên đều khắc nghiệt.

- Tính chất công việc:

Kẻ thù chọn công việc đập đá làm việc khổ sai cưỡng bức để tàn phá dữ dội thân thể và tiêu hao sức lực của người tù, hòng khuất phục ý chí của họ.

- Người tù:

Câu mở đầu của bài thơ gợi lên thê đứng của con người giữa không gian đất trời: "Đứng giữa đất Côn Lôn".

Trước hết, không phải thế đứng của một kẻ tầm thường, ,mà là thế đứng của kẻ làm trai, của người đang làm phận sự của kẻ anh hùng. Trong quan niệm nhân sinh truyền thống, "làm trai" đồng nghĩa với "làm anh hùng", chí làm "chí anh hùng"

- Nói "làm trai" là tỏ lòng kiêu hãnh của người có chí lớn, có khát vọng hành động mãnh liệt để tự khẳng định mình.

- Sau hơn nữa, con người như thế đứng trong một tư thế rất đàng hoàng giữa năm lưu đày quanh năm sóng vỗ: "Đứng giữa đất Côn Lôn". Đó cũng là thế đứng của đáng nam nhi anh hùng.

Câu thơ mở đầu toát lên một vẻ đẹp cao cả, hùng tráng.

2. Soạn câu 2 trang 150 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Bốn câu thơ đầu- Công việc đập đá:

“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non

Xách búa đánh tan năm bẩy đống

Ra tay đập bể mấy trăm hòn”

- Câu thơ miêu tả bối cảnh không gian, tạo dựng tư thế hiên ngang, sừng sững của con người giữa đất trời Côn Đảo.

- Ba câu thơ sau miêu tả chân thực công việc lao động nặng nhọc khổ sai của người tù cách mạng, phải dùng tay cầm búa khai thác đá ở những ngọn núi ngoài Côn Đảo.

- Người cách mạng làm công việc ấy quả quyết mạnh mẽ, phi thường. “ lừng lẫy”, “đánh tan năm bẩy đống”, “đập bể mấy trăm hòn”, “làm cho lở núi non”

Nghệ thuật: Nói quá nhằm làm nổi bật sức mạnh của con người thật ghê gớm ,thần kì⇒ Bốn câu thơ vừa tả thực cộng việc lao động khổ sai của người tù cách mạng vừa xây dựng được một tượng đài uy nghi về người anh hùng khí phách hiên ngang, lẫm liệt sừng sững giữa đất trời. Khẩu khí: ngang tàng ngạo nghễ coi thường gian nan.

3. Soạn câu 3 trang 150 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Bốn câu thơ cuối: (suy nghĩ từ việc đập đá).

“ Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể chuyện con con”

- Người tù yêu nước nhận ra mình có thể dạn dày với thử thách,tự thấy mình cứng cỏi và trung kiên hơn.

- Sự đối lập giữa thử thách gian nan và sức chịu đựng dẻo dai , ý chí sắt son của người cách mạng

háng ngày, mưa nắng/ Thân sành sỏi. dạ sắt son.

- Nhà thơ muốn nói cái chí lớn, lòng quyết tâm của người tù yêu nước,không có khó khăn nào, gian khổ nào có thể ngăn chặn.

- Người cách mạng tin vào việc mình đang làm- một công việc mà không phải ai cũng tin sức người có thể làm được (việc cứu nước được so sánh với việc Nữ Oa đội đá vá trời)

-  Đối lập giữa chí lớn của những người giám mưu đồ sự nghiệp lớn với thử thách họ phải gánh chịu trên bước đường chiến đấu được xem như "việc con con".

⇒ Đó là khẩu khí ngang tàng của người tù cách mạng, không chịu khuất phục hoàn cảnh, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu son sắt, coi thường gian nan thử thách.

4. Soạn câu 1 luyện tập trang 150 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Khí phách hào hùng, kiên trung, coi thường hiểm nguy của những người mang chí hướng lớn và sứ mệnh vẻ vang.

Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước, không.
> Họ là những biểu tượng đẹp, là niềm tự hào của các thế hệ của dân tộc. Đó là sự kết tinh vẻ đẹp anh hùng và lãng mạn của các nhà nho đầu thế kỉ XX

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM