Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em ôn lại một cách có hệ thống, có trọng điểm các kiến thức phần tiếng Việt đã học trong chương trình Ngữ văn 7 học kì 1. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Soạn câu 1 - 3 trang 193 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Câu 1: Trình bày những nét chính về từ đồng nghĩa:

- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

- Từ đồng nghĩa có hai loại:

+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa). Ví dụ: quả táo và trái táo,...

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau). Ví dụ: vợ và phu nhân, hi sinh và tử nạn,...

- Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.

Câu 2: Trình bày những nét chính về từ trái nghĩa:

- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

- Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

Câu 3: Tìm những từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa của ba từ sau: "bé", "thắng", "chăm chỉ":

- Từ "bé":

+ Trái nghĩa: to, lớn, đồ sộ, vĩ đại, khổng lồ.

+ Đồng nghĩa: nhỏ, nhỏ xíu.

- Từ "thắng":

+ Đồng nghĩa: thành công, chiến thắng, hạng nhất.

+ Trái nghĩa: thua, thất bại.

- Từ "chăm chỉ":

+ Đồng nghĩa: siêng năng, cần cù, chịu khó, cần mẫn.

+ Trái nghĩa: lười biếng, lười nhác.

2. Soạn câu 4 - 6 trang 193 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Câu 4: Trình bày những nét chính về từ đồng âm:

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

- Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể.

- Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa:

+ Trong từ nhiều nghĩa có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, tính chất, hoạt động, trong đó các từ đó có mối quan hệ với nhau.

+ Từ đồng âm các từ vốn hoàn toàn khác nhau, không có quan hệ về mặt ý nghĩa.

Câu 5: Trình bày những nét chính về thành ngữ:

- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,...

- Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ của cụm danh từ, cụm động từ,...

- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Câu 6: Thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với những thành ngữ Hán Việt đã cho như sau:

- Bách chiến bách thắng -> Trăm trận trăm thắng.

- Bán tín bán nghi -> Nửa tin nửa ngờ.

- Kim chi ngọc diệp -> Lá ngọc cành vàng.

- Khẩu phật tâm xà -> Miệng nam mô bụng bồ dao găm.

3. Soạn câu 7 - 9 trang 194 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Câu 7: Thay thế những từ ngữ in đậm trong các câu văn đã cho như sau:

- Đồng không mông quạnh.

- Còn nước còn tát.

- Con dại cái mang.

- Giàu nứt đố đổ vách.

Câu 8: Trình bày những nét chính về điệp ngữ:

- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

- Điệp ngữ có nhiều dạng:

+ Điệp ngữ cách quãng.

+ Điệp ngữ nối tiếp.

+ Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

Câu 9: Trình bày những nét chính về chơi chữ:

- Chơi chữ là cách biến hóa ngôn từ kết hợp tính nghệ thuật của người Việt. Nó được sử dụng phổ biến trong thơ ca chính thống và ca dao, tục ngữ gắn liền trong cuộc sống đời thường. Biện pháp tu từ này có tác dụng làm câu thơ, lời văn thêm phần dí dỏm, trào phúng và có tính giáo dục cao.

- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu văn hấp dẫn, thú vị.

- Ví dụ chơi chữ theo lối nói gần âm:

"Con kiến mà leo cành đa

Leo phải cành cụt leo ra, leo vào

Con kiến mà leo cành đào

Leo phải cành cụt leo vào leo ra".

- Ví dụ chơi chữ theo lối nói đồng âm: "Chợ Đồng Xuân bán bánh trung thu, đông thì đông, nhưng không bán hạ. Người miền Đông làm nhà đất Bắc, Tây thì Tây nhưng vẫn dựng kiểu Nam".

Ngày:31/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM