Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Ngữ văn 7 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Từ đó, các em có thể tiến hành viết một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học thật tốt. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 146 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

a. Bài văn viết về bài ca dao:

"Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn trông sao sao mờ

Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai

Đêm đêm tưởng dải ngân hà

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào khê nước chảy vẫn còn trơ trơ".

b. Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó:

- Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng do hai câu đầu gợi nên: “Đêm qua... sao mờ”.

- Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng do hai câu sau gợi nên: “Buồn trông... mối ai”.

- Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng do hai câu kế tiếp gợi nên: “Đêm đêm.., năm tròn”.

- Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng do hai câu cuối gợi nên: “Đá mòn... trơ trơ”.

=> Tác giả liên tưởng và tưởng tượng ra cái mạng nhện và cảnh con nhện nghển trông, vờn đón, ngạc nhiên, thất vọng. Tác giả cũng lại hình dung đến dòng sông Ngân Hà (trong điển tích Ngưu Lang - Chức Nữ) - nơi có người quen và thân thương đang ngẩng lên ngắm nhìn và trông đợi. Từ con sông sao trên trời tới con sông Tào Khê, nhỏ hẹp nhưng cũng xiết lòng người, từ đó mà tác giả liên hệ đến lòng thuỷ chung không bao giờ vơi cạn.

2. Soạn câu 1 luyện tập trang 148 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Lập dàn ý về bài thơ "Cảnh khuya":

- Mở bài: Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ "Cảnh khuya".

- Thân bài:

+ Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ Hán Việt của bài này.

+ Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ấm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.

+ Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.

+ Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh và huyền ảo,…

+ Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,… tạo nên bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.

+ Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ “Cảnh khuya như vẽ”.

- Kết bài: Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

3. Soạn câu 2 luyện tập trang 148 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Lập dàn ý “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”:

- Mở bài: Giới thiệu về tác giả và bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.

- Thân bài:

+ Dẫn dắt, giới thiệu từng câu thơ theo trình tự hợp lí, có sự bình luận, biểu hiện cảm xúc.

+ Câu thơ đầu tiên nói về một hoàn cảnh đối nghịch: ngày ra đi vẫn còn trẻ ngày trở về đã già “Thiếu tiểu” - “Lão đại”.

+ Thời gian xa quê quá dài, quá nửa một đời người.

+ Tâm trạng man mác buồn, ngậm ngùi tiếc nuối.

+ Thể hiện tấm lòng thủy chung, gắn bó tha thiết với quê hương.

+ Người xa quê lâu ngày trở về bỗng trở thành khách lạ.

+ Một nghịch lí và cũng là lẽ thường tình.

- Kết bài: Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Ngày:26/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM