Soạn bài Điệp ngữ Ngữ văn 7 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được khái niệm, tác dụng của điệp ngữ. Từ đó, các em có thể nhận diện và phân tích điệp ngữ trong một văn bản cụ thể. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Điệp ngữ Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 152 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Chỉ ra phép điệp ngữ trong bài thơ "Tiếng gà trưa":

- Tác giả đã dử dụng điệp ngữ trong bài thơ nhằm nhấn mạnh tình cảm bà cháu sâu nặng, thiêng liêng.

- Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ "Tiếng gà trưa":

+ Khổ thơ đầu lặp từ “nghe”.

+ Khổ cuối lặp từ “vì”.

2. Soạn câu 2 trang 152 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Nhận xét điệp ngữ như sau:

- Bài thơ "Tiếng gà trưa" sử dụng điệp ngữ có nguyên nhân: nhằm tái hiện những hình ảnh, kỉ niệm về người bà.

- Lặp đi lặp lại từ ngữ có ý nhấn mạnh tình cảm, tâm tư của người lính khi nghe thấy âm thanh quen thuộc - tiếng gà. Từ đó những kỉ niệm từ thời thơ ấu ùa về.

- Lặp đi lặp lại như vậy nhằm gây ấn tượng mạnh, tạo nhịp điệu cho bài thơ.

- Từ “nghe” nhấn mạnh cảm giác, tâm tư của người lính trẻ.

- Lặp lại từ “vì” với mục đích nhấn mạnh nguyên nhân tạo động lực để người lính cầm súng chiến đấu.

3. Soạn câu 3 trang 152 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Nhận xét các điệp ngữ như sau:

- Nhằm diễn tả những tình cảm, kỉ niệm về người bà của tác giả, tác giả đã sử dụng điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài thơ “Tiếng gà trưa”:

"Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ".

=> Đây là điệp ngữ nối tiếp.

- Trong văn bản a Phạm Tiến Duật đã sử dụng điệp ngữ nối tiếp nhằm chuyển tải tình cảm nam nữ đằm thắm, nhẹ nhàng, sâu lắng.

- Trong văn bản b Đoàn Thị Điểm đã sử dụng điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) nhằm nhấn mạnh nỗi sầu của người chinh phụ có chồng đi chiến trận.

4. Soạn phần luyện tập trang 153 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Câu 1: Nhận xét điệp ngữ:

- Trong hai văn bản dưới đây đều sử dụng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh một ý nghĩa trọng tâm mà văn bản chuyển tải.

- Đoạn văn của Hồ Chí Minh có điệp ngữ: Một dân tộc đã gan góc, năm nay, dân tộc đó phải được.

=> Tác giả muốn nhấn mạnh: tinh thần đấu tranh của dân tộc ta và sự xứng đáng được hưởng những quyền độc lập, tự do của dân tộc ấy.

- Trong bài ca dao có điệp ngữ: trông, đi cấy.

=> Nhấn mạnh công việc cùng sự vất vả cực nhọc của người nông dân.

Câu 2: Liệt kê điệp ngữ:

- Khánh Hoài đã sử dụng điệp ngữ "xa nhau" và điệp ngữ "một giấc mơ" trong văn bản của mình nhằm khắc họa nỗi buồn phải xa nhau của hai anh em.

- Phân loại điệp ngữ: "xa nhau" là: điệp ngữ cách quãng; "một giấc mơ" là: điệp ngữ chuyển tiếp.

Câu 3: Nhận xét đoạn văn:

a. Chúng ta có thể nhận thấy rất rõ lỗi lặp từ và điệp ngữ trong một số văn bản. Riêng trong văn bản trên thì việc lặp đi lặp lại một số từ trong đoạn văn không có tác dụng biểu cảm. Đó là lỗi lặp từ.

b. Chữa lại: Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều loài hoa. Em trồng hoa cúc, thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng, rồi cả hoa lay ơn nữa. Ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa tặng mẹ và chị.

Câu 4: Đoạn văn tham khảo:

Bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh đã để lại trong tôi những xúc động vô cùng sâu sắc. Tôi cũng nhớ về người bà của mình. Bà tôi rất thương tôi, bà hay mua những món tôi thích ăn. Bà tôi chăm sóc tôi rất cẩn thận. Tôi rất thích mỗi khi được ở cạnh bà. Bà tôi tuy hơi khó tính nhưng lại vô cùng yêu thương tôi. Bà tôi là tuyệt vời nhất! Bà ơi!

Ngày:26/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM