Soạn bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Ngữ văn 7 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em biết cách tìm hiểu đề và tìm ý cho bài luyện nói phát biểu về tác phẩm văn học. Từ đó, các em có thể tiến hành lập dàn ý cho bài luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 154 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh:

- Mở bài: Giới thiệu chung về bài thơ:

+ Thể thơ tứ tuyệt, được sáng tác trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.

+ Bài thơ miêu tả cảnh trăng nơi núi rừng Việt Bắc, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, sự lo lắng, trăn trở của Người trước vận mệnh đất nước.

+ Ví dụ mở bài: Là vị chủ tịch kháng chiến giàu tâm hồn thơ, Bác Hồ thường dùng ngòi bút ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và bày tỏ lòng yêu nước trước vận mệnh của đất nước. "Cảnh khuya" là một trong những bài thơ hay tiêu biểu của Bác, được viết năm 1947 ở Chiến khu Việt Bắc - căn cứ địa Cách mạng trong thời chống Pháp.

- Thân bài:

+ Cảm nghĩ về bức tranh thiên nhiên:

  • Phân tích vẻ đẹp của âm thanh tiếng suối xa: êm dịu, trong trẻo, yên bình.
  • Cảnh vật đêm trăng có sự giao hòa, đan xen hài hòa.

+ Cảm nhận về hình ảnh của Người trong bài thơ:

  • Giữa khung cảnh thiên nhiên ấy con người xuất hiện với tâm trạng thổn thức, trăn trở.
  • Đọc câu thơ cuối cùng thật xúc động bởi sự “chưa ngủ” là vì những lo lắng trước vận mệnh đất nước.

- Kết bài:

+ Khẳng định lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

+ Ví dụ kết bài: Bác có tâm hồn rộng mở yêu thiên nhiên, Người có thể cảm nhận được vẻ đẹp của tự nhiên thông qua những chuyển động nhẹ nhàng của sự sống. Không những thế, Người là nhà các mạng vĩ đại của dân tộc khi luôn trăn trở, lo lắng sự an nguy của dân tộc.

2. Soạn câu 2 trang 154 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Cảm nghĩ về bài thơ "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh:

- Mở bài:

+ Trình bày những hiểu biết về Bác Hồ (là một vị lãnh tụ, nhà thơ, nhà thi sĩ,....).

+ Giới thiệu bài thơ "Rằm tháng giêng " và cảm nghĩ của em về bài thơ.

+ Ví dụ mở bài: Năm 1947, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trong giai đoạn khó khăn, phức tạp. Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến không khỏi âu lo, trằn trọc. Nỗi lòng ấy của Người đã được thể hiện tinh tế trong bài thơ Cảnh khuya mà chúng ta từng đọc. Bước sang năm 1948, tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến khả quan. Niềm vui đang trở lại. Do đó vào đêm rằm tháng giêng (âm lịch) năm đó, sau một cuộc họp bàn việc quốc kế quân cơ, Bác đã hứng khởi sáng tác bài thơ: Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng).

- Thân bài:

+ Thời gian và không gian trong hai câu thơ đầu tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân.

+ Rằm xuân -> mặt trăng tròn đầy, ánh trăng bao trùm vạn vật trong đêm nguyên tiêu -> có cảm giác ánh trăng chưa bao giờ đẹp và tròn như thế.

+ Dưới ánh trăng, điệp từ "xuân" gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa xuân: cây cối, sông nước, bầu trời, mây gió,... trong đêm rằm đầu năm.

+ Trong khung cảnh nên thơ ấy, giữa nơi mịt mù khói sóng Bác Hồ đang làm gì? Ánh trăng tuyệt đẹp kia không thể làm Bác xao lãng việc nước, việc quân.

+ Con người và việc quân:

  • Trong không gian đẹp ấy, con người hiện lên với việc dân việc nước. Bác và các chiến sĩ có tấm lòng yêu nước, phải bàn bạc việc quân trong đêm để tránh sự theo dõi của quân địch.
  • Kết thúc bài thơ lại là hình ảnh thiên nhiên tuyệt vời, ánh trăng “ngân đầy thuyền”. Hình ảnh đẹp, thơ mộng như vậy làm ta thật khâm phục tâm hồn tinh tế, tình yêu thiên nhiên của Bác.

- Kết bài: 

+ Khẳng định lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

+ Ví dụ kết bài: Năm 1947, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trong giai đoạn khó khăn, phức tạp. Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến không khỏi âu lo, trằn trọc. Nỗi lòng ấy của Người đã được thể hiện tinh tế trong bài thơ Cảnh khuya mà chúng ta từng đọc. Bước sang năm 1948, tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến khả quan. Niềm vui đang trở lại. Do đó vào đêm rằm tháng giêng (âm lịch) năm đó, sau một cuộc họp bàn việc quốc kế quân cơ, Bác đã hứng khởi sáng tác bài thơ: Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng).

Ngày:27/10/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM