Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Ngữ văn 7

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em biết cách tìm hiểu đề, tìm ý cho bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Từ đó, các em sẽ có kĩ năng lập dàn ý cho bài luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Ngữ văn 7

1. Nội dung luyện nói

Để tiến hành phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học các em cần thực hiện những yêu cầu như sau:

- Tìm hiểu đề và tìm ý.

+ Xác định được đề yêu cầu gì?

+ Tìm những ý có liên quan đến nội dung của đề.

- Lập dàn bài cho bài luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Dàn bài phải có bố cục đầy đủ ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.

- Bài văn ngắn gọn, súc tích dễ hiểu, chính xác.

- Khi phát biểu cần:

+ Phát biểu rõ ràng, mạch lạc, giọng nói có cảm xúc, tự nhiên.

+ Tư thế thoải mái, tự tin, quan sát người nghe.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy lập dàn bài chung cho bài luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.

Gợi ý trả lời:

- Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt vào tác phẩm văn học.

- Thân bài:

+ Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm.

+ Đặc sắc về nội dung của tác phẩm.

+ Đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

+ Giá trị mà tác phẩm mang lại.

+ Thành công của tác phẩm.

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm.

Câu 2: Em hãy lập dàn ý cho bài luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học mà em yêu thích.

Gợi ý trả lời:

- Mở bài:

+ Giới thiệu về tác phẩm.

+ Ví dụ: Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, ông đã viết những bàihiện thân phận khổ cực và hẩm hiu của con người và nhất là của người phụ nữ. tấm lòng nhân đạo của ông đã được thể hiện rất sâu sắc qua các bài thơ và sâu sắc nhất được thể hiện qua tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm nói về một nhân vật có tài sắc vẹn toàn nhưng vì chử hiếu đã hi sinh bản thân mình. Chính vì thế mà Truyện Kiều để lại trong lòng tôi những ấn tượng sâu sắc và vô cùng ấn tượng.

- Thân bài:

+ Cảm nghĩ về nội dung tác phẩm văn học mà em yêu thích:

  • Thể hiện số phận chua xót của người phụ nữ trong xã hội xưa.
  • Thể hiện nét đẹp của Thúy Kiều, một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng bất hạnh.
  • Thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc.
  • Thể hiện tình yêu mặn nồng của Thúy Kiều.
  • Thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà thơ.

+ Cảm nhận về nghệ thuật tác phẩm văn học mà em yêu thích:

  • Nghệ thuật đặc sắc.
  • Nghệ thuật đòn bẫy sâu sắc.
  • Sử dụng từ ngữ sâu sắc và bình dị.
  • Thể thơ điêu luyện.

- Kết bài:

+ Nêu cảm nhận của bản thân.

+ Ví dụ: Tác phẩm Truyện Kiều là một tác phẩm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, thể hiện được số phận chua xót của người phụ nữ, đồng thời thể hiện sự đồng cảm của nhà thơ với thân phận của Kiều.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Củng cố kiến thức về phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.

- Rèn kỹ năng phát biểu trước tập thể về một tác phẩm văn học, bày tỏ cảm xúc về mội tác phẩm văn học

- Ý thức ham học, nghiêm túc, tích cực.Ý thức sử dụng ngôn ngữ đúng, ý thức trau dồi và yêu tiếng Việt.

Ngày:22/10/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM