Ôn tập tác phẩm trữ tình Ngữ văn 7

eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em bước đầu nắm được khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật của thơ trữ tình. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Ôn tập tác phẩm trữ tình Ngữ văn 7

1. Nội dung ôn tập

- Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. Thơ là thể loại văn học phù hợp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc. Tuy nhiên cũng có thơ tự sự, truyện thơ. Văn xuôi phù hợp với kể chuyện, tuy nhiên cũng có những loại văn xuôi trữ tình hoặc mang nặng tình chất trữ tình như tùy bút.

- Ca dao trữ tình là loại thơ biểu hiện những tình cảm, nguyện vọng tha thiết và chính đáng vốn được lưu hành trong dân gian. Thơ của thi nhân biểu hiện tình cảm cá nhân, song ở những bài thơ có giá trị tình cảm của tác giả bao giờ cũng có tính chất đại diện cho những tình cảm tiến bộ, mang màu sắc nhân bản đậm nét: tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình bạn,...

- Tình cảm, cảm xúc có khi được biểu hiện một cách trực tiếp, song thường được biểu hiện một cách gián tiếp. Phân tích, đánh giá và thưởng thức thơ trữ tình được thoát li văn bản. Song, không thể chỉ dừng ở bề mặt của ngôn từ văn bản, phải thông qua ngôn từ, giàu tính chất khơi gợi, những cảnh vật, sự vật được miêu tả, tường thuật đôi khi qua cả những lập luận,... mà suy ngẫm mới đồng cảm được với tác giả và lĩnh hội được đúng và đầy đủ ý vị của bài thơ.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy nêu tên tác giả tương ứng với tên những tác phẩm sau đây:

- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.

- Phò giá về kinh.

- Tiếng gà trưa.

- Cảnh khuya.

- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

- Bạn đến chơi nhà.

- Buổi chiểu đứng ở phủ Thiên Trường trông ra.

- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.

Gợi ý trả lời:

- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Lý Bạch.

- Phò giá về kinh: Trần Quang Khải.

- Tiếng gà trưa: Xuân Quỳnh.

- Cảnh khuya: Hồ Chí Minh.

- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Hạ Tri Chương.

- Bạn đến chơi nhà: Nguyễn Khuyến.

- Buổi chiểu đứng ở phủ Thiên Trường trông ra: Trần Nhân Tông.

- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá: Đỗ Phủ.

Câu 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của bản thân về bài thơ trữ tình mà em thích.

Gợi ý trả lời:

- Cảm nhận về bài thơ "Sau phút chia li": Có thể nhận thấy bài thơ "Sau phút chia li" thể hiện rất rõ những nỗi đau mà chiến tranh phong kiến phi nghĩa để lại cho con người. Trong xã hội phong kiến người phụ nữ phải chịu rất nhiều bất hạnh, khổ cực. Người phụ nữ lúc bấy giờ chưa được xã hội công nhận, họ không có quyền quyết định cuộc đời mình, phải phụ thuộc vào người chồng, người cha. Có rất nhiều tác phẩm nói về số phận người phụ nữ trong giai đoạn nay, trong đó phải kể đến đoạn trích Sau phút chia ly trích trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn. Đoạn trích bày tỏ nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung với sự mong mỏi, da diết của người vợ có chồng ra trận. Bài thơ với thể thơ cổ song thất lục bát. Toàn bài là nỗi nhớ thương ngày một tăng tiến, nâng cao của đôi vợ chồng trẻ, đặc biệt là người vợ - một phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Văn bản "Sau phút chia li" là đoạn trích sau khi người vợ ngậm ngùi tiễn chồng ra miền biên ải, nàng trở về đơn chiếc xót xa.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Củng cố hệ thống kiến thức về tác phẩm trữ tình đã học về đặc điểm nghệ thuật và nội dung.

- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức.

- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn qua những tác phẩm văn học trữ tình bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, tinh thần nhân văn, nhân đạo.

Ngày:22/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM