Từ láy Ngữ văn 7
Thông qua bài học Từ láy các em sẽ biết được từ láy gồm có hai loại, láy bộ phận và láy toàn bộ và còn nhiều đặc điểm khác nằm ở dưới nội dung bài học. Mời các em cùng tham khảo bài học của eLib.
Mục lục nội dung
1. Các loại từ láy
- Từ láy bộ phận
- Ví dụ: Thăm thẳm, Mếu máo, liêu xiêu
- Đặc điểm: Biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối
- Từ láy toàn bộ
- Ví dụ: Đăm đăm, bần bật
- Đặc điểm: Các tiếng lặp lại hoàn toàn
- Đặc điểm từng loại
+ Từ láy toàn bộ
- Các tiếng lập lại nhau hoàn toàn
- Cũng có một số trường hợp các tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo nên một sự hài hòa về âm thanh.
+ Từ láy bộ phận
- Ở các tiếng có sự giống nhau về phần vần hoặc phụ âm đầu.
2. Nghĩa của từ láy
- Từ láy toàn bộ
-
Ví dụ: Mãi mãi, Khe khẽ
-
Nghĩa: Mãi mãi có nghĩa nhấn mạnh; Khe khẽ có nghĩa giảm nhẹ.
-
Kết luận: Nghĩa của từ láy toàn bộ do tiếng gốc quyết định
- Từ láy bộ phận
-
Ví dụ: Mếu máo, liêu xiêu
-
Nghĩa: Bỏ tiếng láy thì không còn rõ nghĩa
-
Kết luận: Nghĩa của từ láy bộ phận khác với nghĩa của tiếng gốc.
3. Luyện tập
Câu 1: Đặt câu cho các từ
-
Nhỏ nhắn: Bạn ấy có vóc người nhỏ nhắn và rất xinh xắn
-
Nhỏ nhặt: Anh ta luôn tức giận với mọi người vì những điều nhỏ nhặt
-
Nhỏ nhẻ: Chị tôi làm gì cũng nhỏ nhẻ, không vội vàng hấp tấp bao giờ
-
Nhỏ nhen:Hắn vốn là một tên nhỏ nhen, không muốn chia sẻ với ai bất cứ điều gì
-
Nhỏ nhoi: Người bố tội nghiệp chỉ có một mong ước nhỏ nhoi là mua được cho con gái chiếc áo ấm mới trước khi cái rét ùa về
Câu 2: Tìm 5 từ láy có sắc thái nghĩa giảm nhẹ so với tiếng gốc. Đặt câu với mỗi từ đó.
-
Đo đỏ: Mặt trời lên gần hết, phía chân trời chỉ còn lại màu đo đỏ chứ không đỏ ối như trước
-
Tim tím: Những bông hoa bằng lăng cuối mùa lưu lại chút màu tim tím như nuối tiếc mùa hạ đang qua đi
-
Nhè nhẹ: Tiếng nhạc nhè nhẹ và du dương bao phủ khắp căn phòng
-
Nho nhỏ: Những bông hoa nhài nho nhỏ, màu trắng ngà, tỏa hương khắp không gian
-
Thâm thấp: Những mái nhà tranh thâm thấp lấp ló sau những lùm cây
4. Kết luận
- Nghĩa của từ láy được tạo thành như đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng.
- Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như:
-
Sắc thái biểu cảm
-
Sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh.
Tham khảo thêm
- doc Cổng trường mở ra Ngữ văn 7
- doc Mẹ tôi Ngữ văn 7
- doc Từ ghép Ngữ văn 7
- doc Liên kết trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Cuộc chia tay của những con búp bê
- doc Bố cục trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Mạch lạc trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- doc Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- doc Quá trình tạo lập văn bản Ngữ văn 7
- doc Những câu hát than thân
- doc Những câu hát châm biếm
- doc Đại từ Ngữ văn 7
- doc Luyện tập tạo lập văn bản
- doc Sông núi nước Nam Ngữ văn 7
- doc Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)
- doc Từ Hán Việt Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) Ngữ văn 7
- doc Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) Ngữ văn 7
- doc Từ Hán Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Đặc điểm của văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Sau phút chia li (Trích chinh phụ ngâm khúc) Ngữ văn 7
- doc Bánh trôi nước Ngữ văn 7
- doc Quan hệ từ Ngữ văn 7
- doc Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Qua đèo ngang Ngữ văn 7
- doc Bạn đến chơi nhà Ngữ văn 7
- doc Chữa lỗi về quan hệ từ Ngữ văn 7
- doc Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) Ngữ văn 7
- doc Từ đồng nghĩa Ngữ văn 7
- doc Cách lập ý của bài văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngữ văn 7
- doc Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Ngữ văn 7
- doc Từ trái nghĩa Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người Ngữ văn 7
- doc Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Ngữ văn 7
- doc Từ đồng âm Ngữ văn 7
- doc Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Cảnh khuya Ngữ văn 7
- doc Rằm tháng giêng Ngữ văn 7
- doc Thành ngữ Ngữ văn 7
- doc Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Ngữ văn 7
- doc Tiếng gà trưa Ngữ văn 7
- doc Điệp ngữ Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Ngữ văn 7
- doc Làm thơ lục bát Ngữ văn 7
- doc Một thứ quà của lúa non: Cốm Ngữ văn 7
- doc Chơi chữ Ngữ văn 7
- doc Chuẩn mực sử dụng từ Ngữ văn 7
- doc Ôn tập văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Sài Gòn tôi yêu Ngữ văn 7
- doc Mùa xuân của tôi Ngữ văn 7
- doc Luyện tập sử dụng từ Ngữ văn 7
- doc Ôn tập tác phẩm trữ tình Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7