Sông núi nước Nam Ngữ văn 7

Bài học khẳng định chủ quyền của đất nước, ý chí kiên quyết bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc. Với nội dung đầy đủ và chi tiết nhất được biên soạn dưới đây, eLib mời các em cùng tham khảo bài học.

Sông núi nước Nam Ngữ văn 7

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả 

- Lý Thường Kiệt (1019 - 1105) tên thật là Ngô Tuấn, tự là Thường Kiệt. 

- Là một danh tướng đời vua Lý Nhân Tông.

1.2. Tác phẩm

- Xuất xứ

  • Được sáng tác khoảng năm 1077 trong cuộc kháng chiến chống Tống do Lí Thường Kiệt chỉ huy dưới thời vua Lí Nhân Tông

- Thể thơ

  • Thơ Trung đại Việt Nam được viết bằng chữ hán và chữ Nôm, có nhiều thể: thơ Đường luật, song thất lục bát, lục bát,…. Đường luật là luật thơ có từ đời Đường ở Trung Quốc.
  • Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: Một thể thơ Đường luật quy định mỗi bài có bốn câu thơ, mỗi câu có bảy tiếng, có niêm luật chặt chẽ.
  • Sông núi Nước Nam: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Theo truyền thuyết, tác phẩm ra đời gắn liền với tên tuổi của Lí Thường Kiệt và trận chiến chống quân Tống xâm lược ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Hai câu đầu

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"

- Giọng thơ hào hùng.

- Khẳng định nước Việt Nam thuộc quyền của người Việt Nam, đó là điều hiển nhiên không thể thay đổi.

2.2. Hai câu cuối

"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

NHữ đẳng hành khan thủ bại hư"

- Gịong thơ đanh thép, lạnh lùng

- Cảnh báo về sự thất bại nhục nhã không thể tránh khỏi của quân xâm lược vì những hành động xâm lược phi nghĩa của chúng.

⇒ Khẳng định sức mạnh vô địch của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước.

3. Luyện tập

Đọc kĩ phần phiên âm và bản dịch nghĩa. Sử dụng Bảng tra yếu tố Hán Việt ở cuối SGK Ngữ Văn 7, tập hai.

a. Ghi lại những chữ trong bài thơ được đưa vào cột Yếu tố Hán Việt và những từ ngữ chứa các yếu tố Hán Việt đó mà em chưa từng gặp hoặc chưa hiểu rõ nghĩa.

b. Còn có thể đưa thêm những chữ nào trong bài thơ vào cột Yếu tố Hán Việt? Tìm một số từ ngữ chứa yếu tố Hán Việt đó.

Gợi ý trả lời:

a.

- Những chữ đã được đưa vào cột Yếu tố Hán Việt: cư, quốc, thiên, thư

- Những từ ngữ lạ và khó chứa các yếu tố trên: cư nhiên, thiên thai, minh thiên, tối hậu thư,...

b.

- Những chữ có thể bổ sung vào cột Yếu tố Hán Việt: tiệt nhiên, lỗ, nhữ đẳng, hành khan, thủ.

- Những từ ngữ chứa các yếu tố Hán Việt đó: lỗ mãng, thủ túc,...

Câu 2: Trả lời theo các nội dung sau

a. Căn cứ vào số câu trong bài và số chữ trong câu, hãy xác định thể thơ của bài Nam quốc sơn hà và hai bản dịch thơ được sử dụng trong SGK.

b. Cách gieo vần ở hai bản dịch thơ có gì giống và khác với cách gieo vần ở nguyên văn bài Nam quốc sơn hà?

c. Căn cứ vào gợi ý (c) ở dưới, hãy phát biểu một cách đầy đủ hơn về thể thơ của bài Nam quốc sơn hà và bản dịch thơ của Ngô Linh Ngọc.

Gợi ý trả lời:

a. Cả ba bài đều làm hoặc dịch theo thể thất ngôn tứ tuyệt (4 câu, mỗi câu 7 chữ)

b. Điểm giống nhau và khác nhau về cách gieo vần:

- Về vị trí gieo vần: cả ba bài thơ đều gieo vần chân (gieo vần ở cuối các câu).

- Về thanh của vần: trong bản phiên âm gieo thanh ngang, bản dịch thơ của Lê Thước - Nam Trân gieo thanh trắc, bản dịch của Ngô Linh Ngọc gieo thanh ngang.

4. Kết luận

- Nội dung

  • Khẳng định chủ quyền của đất nước.

  • Ý chí kiên quyết bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc.

- Nghệ thuật

  • Thể thơ ngắn gọn, xúc tích.

  • cảm xúc dồn nén trong hình thức nghị luận trình bày ý kiến.

  • Lựa chọn ngôn ngữ, giọng thơ hùng hồn, đanh thép, dõng dạc.

- Ý nghĩa

  • Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta.

  • Bài thơ có thể xem như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM