Thành ngữ Ngữ văn 7

eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em hiểu được khái niệm của thành ngữ. Từ đó, các em biết cách nhận diện và sử dụng thành ngữ trong văn nói và văn viết phù hợp. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Thành ngữ Ngữ văn 7

1. Thế nào là thành ngữ?

- Ví dụ:

+ Chân cứng đá mềm.

+ Nước đổ lá khoai.

+ Mẹ tròn con vuông,...

-> Những câu trên chính là những thành ngữ.

- Kết luận:

+ Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

+ Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,...

2. Sử dụng thành ngữ

- Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ của cụm danh từ, cụm động từ,...

- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

3. Luyện tập

Câu 1: Em hãy tìm những thành ngữ trong bài thơ sau đây và nêu tác dụng:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không!”.

(Thương vợ - Tế Xương)

Gợi ý trả lời:

- Thành ngữ trong bài thơ trên là:

+ Lặn lội thân cò khi quãng vắng.

+ Một duyên hai nợ.

+ Năm nắng mười mưa.

- Tác dụng: Ở đây, Trần Tế Xương sử dụng những thành ngữ “lặn lội thân cò khi quãng vắng”, "một duyên hai nợ", "năm nắng mười mưa" để chỉ sự lam lũ, vất vả của người đàn bà trong cuộc đời ông. Tấm thân gầy gò “lặn lội”, lam lũ của người vợ chẳng khác nào tấm thân cò lặn lội kiếm ăn trong đêm khuya. Tác dụng của những thành ngữ mà Tế Xương sử dụng ở đây là thể hiện tình cảm, nỗi xót xa trước sự vất vả, nhọc nhằn của người vợ. Từ đó ông càng yêu thương người phụ nữ của ông hơn.

Câu 2: Em hãy đặt câu có những thành ngữ sau:

- Gieo gió gặp bão.

- Ăn cháo đá bát.

- Há miệng chờ sung.

Gợi ý trả lời:

- Sống ác thì đừng chắc sao gieo gió gặp bão.

- Những người lấy ơn trả oán, người ta thường gọi là ăn cháo đá bát.

- Thật đáng trách những con người lười biếng, chỉ biết ngồi há miệng chờ sung rụng.

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Nắm được khái niệm thành ngữ, nghĩa của thành ngữ, chức năng của thành ngữ trong câu, đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.

- Nhận biết thành ngữ, giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.

- Ý thức ham học, có ý thức trau dồi kĩ năng nhận biết và sử dụng thành ngữ trong nói và viết.

Ngày:22/10/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM