Làm thơ lục bát Ngữ văn 7

eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nắm được luật thơ lục bát. Từ đó, các em có thể làm một bài thơ lục bát đúng luật. Đồng thời, tài liệu dưới đây còn giúp các em có kĩ năng phân tích một bài thơ lục bát. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Làm thơ lục bát Ngữ văn 7

1. Luật thơ lục bát

- Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam.

- Thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác.

- Thơ lục bát tuân thủ luật về thanh và vần rất nghiêm ngặt, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.

- Cách Gieo Vần: Chữ cuối của câu trên (tức câu 6) phải vần với chữ thứ sáu của câu dưới (tức câu 8). Cứ mỗi hai câu thì đổi vần, và bao giờ cũng gieo vần bằng (còn gọi là bằng hoặc bình, tức có dấu huyền hoặc không dấu). Ký hiệu của bằng là B. Ðặc biệt chữ thứ tư của câu 6 và câu 8 và chữ thứ bảy của câu 8 luôn luôn được gieo ở vần trắc hay trắc (tức có dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, hoặc dấu nặng). Ký hiệu của trắc là T. Chữ thứ sáu của câu 8 được gọi là yêu vận (vần lưng chừng câu), và chữ thứ 8 của câu tám được gọi là cước vận (vần cuối câu). Vận hay vần là tiếng đồng thanh với nhau. Gieo vần thì phải hiệp vận (tức cho đúng vận của nó).

- Tuy luật bằng trắc đã qui định như ở trên, nhưng những chữ thứ 1, thứ 3 và thứ 5 nếu không theo đúng luật thì cũng không sao. Cái biệt lệ ấy được gọi là "nhất, tam, ngũ bất luận", có nghĩa là chữ thứ 1, chữ thứ 3 và chữ thứ 5 không kể (bất luận), tức không nhất thiết phải theo đúng luật. Còn các chữ thứ 2, chữ thứ 4, và chữ thứ 6 bắt buộc phải theo đúng luật (phân minh), do câu "nhì, tứ, lục phân minh". 

- Nhịp: Với câu 6: 2/2/2 và 2/4, 4/2, 3/3, 2/5. Với câu 8: 2/2/2/2 và 4/4, 2/4/2, 3/1/2/2. Phổ biến: Câu 6 là: 2/2/2. Câu 8: 4/4.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy nhận xét nhịp thơ lục bát trong những câu thơ dưới đây:

(1) "Rồi mai giã bạn anh về

Nghe kẹt cửa lại nhớ tre rừng Lào".

(Phạm Tiến Duật)

(2) "Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Gợi ý trả lời:

(1) Câu thơ được ngắt theo nhịp 3/5:

"Rồi mai giã bạn anh về

Nghe kẹt cửa/ lại nhớ tre rừng Lào".

-> Từ thứ 4 ở cả 2 câu nhất định phải thanh trắc đó là nhịp 2/2 (2 từ xác định được một ý). Đây là nhịp cơ bản và dùng nhiều nhất trong lục bát.

(2) Câu thơ được ngắt theo nhịp 3/3:

"Trăm năm/ trong cõi/ người ta

Chữ tài/ chữ mệnh/ khéo là/ ghét nhau".

-> Trường hợp tiểu đối hay nhịp 3/3 (3 từ mới điễn đạt được một ý) thì chữ thứ 2 người ta vẫn dùng vần trắc mang tính điểm nhấn được, nhưng rất ít. 

Câu 2: Em hãy sáng tác một bài thơ lục bát đúng luật.

Gợi ý trả lời:

- Bài thơ phải đảm bảo đúng luật của thơ lục bát:

"Lớp em là lớp ngoan hiền

Bạn nào cũng giỏi bạn hiền bạn ngoan

Mùa hè phượng ở rực trời

Học sinh các lớp rơi rơi lệ sầu

Thầy cô là mẹ là cha

Chúng em là những bông hoa điểm mười".

- Bài thơ nói về lớp học vô cùng đáng yêu, trong sáng.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Nắm được những đặc điểm, luật thơ lục bát.

- Phân tích luật thơ lục bát.

- Bước đầu tập làm thơ lục bát đúng luật, có cảm xúc.

- Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, chân thực của con người.

- Bồi dưỡng tư duy sáng tạo, nhạy cảm.

Ngày:22/10/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM