Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)
Bài học với nội dung thể hiện khí thế chiến thắng ngoại xâm của dân tộc ta thời Trần, thể hiện khát vọng về đất nước thái bình thịnh trị, thể hiện sự sáng suốt của vị cầm quân lo việc lớn. eLib đồng hành và giới thiệu đến các em bài học với đầy đủ các nội dung chi tiết và hay nhất, mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả
- Trần Quang Khải (1241-1294) là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông.
- Vị tướng văn võ song toàn, từng có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên (1281-1285; 1287-1288), được phong Thượng tướng.
- Là người có những vần thơ "sâu xa lý thú"
1.2. Tác phẩm
- Xuất xứ
- Bài thơ Phò giá về kinh được làm lúc ông đi đón Thái thượng hoàng, Trần Thái Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng vang dội ở Chương Dương, Hàm Tử, giải phóng kinh đô năm 1285.
- Thể thơ: Được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
-
Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 5 chữ
-
Thường giao vần chân cuối câu 1,2,4
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Hai câu thơ đầu
"Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm tử bắt quân thù".
- Sử dụng động từ mạnh, dồn dập, hùng tráng: "Cướp", "bắt"
- Biện pháp đối ý
-
Chương Dương (địa danh) - cướp (động từ) giáo giặc (động từ)
-
Hàm Tử (địa danh) - bắt (động từ) quân thù
- Làm nổi bật 2 trận chiến ở Chương Dương và Hàm Tử
⇒ Khẳng định đây là chiến thắng hào hùng trước kẻ thù xăm lược và bộc lộ niềm tự hào dân tộc.
2.2. Hai câu thơ cuối
"Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu".
- Giọng thơ ôn tồn, nhẹ nhàng
- Là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình: "Thái bình" - "gắng sức"
→ Khẳng định khát vọng hoà bình thịnh trị. Niềm tin vào sự bền vững của đất nước: "Non nước" - "nghìn thu"
3. Luyện tập
Câu 1: Hãy giải thích vì sao có thể nói thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư là ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Gợi ý trả lời:
Thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư là ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật vì:
- Số chữ trong câu: 5 chữ
- Số câu trong bài: 4 câu
- Gieo vần: vần chân, vần lưng
Câu 2: Nội dung đuọc thể hiện trong hai câu thơ đầu như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu khác nội dung thể hiện trong hai câu sau ở chỗ: hai câu đầu nói về những chiến tích khi có chiến tranh, hai câu sau khẳng định chí khí muốn cống hiến cho non sông khi thái bình.
- Cách biểu cảm của bài thơ không lộ rõ mà thể hiện qua những động từ mạnh (đoạt, cầm).
- Cách biểu ý của bài thơ: dùng phép đối lập giữa hai câu thơ đầu và hai câu thơ sau (đối lập về thời gian, hành động,...)
Câu 3: Trong bài thơ này em thích câu thơ nào nhất? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
- Câu thơ: Thái bình tu trí lực
- Lý do: Câu thơ khẳng định phẩm chất cần có của người tài, người anh hùng trong thời kì thái bình, đó là phải tu rèn trí tuệ.
4. Kết luận
- Nội dung
-
Khí thế chiến thắng ngoại xâm của dân tộc ta thời Trần
-
Thể hiện khát vọng về đất nước thái bình thịnh trị.
-
Thể hiện sự sáng suốt của vị cầm quân lo việc lớn.
- Nghệ thuật
-
Hình thức diễn đạt cô đúc, ngắn gọn súc tích, cô đúc dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng.
-
Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào.
-
Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc
- Ý nghĩa
-
Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời Trần.
Tham khảo thêm
- doc Cổng trường mở ra Ngữ văn 7
- doc Mẹ tôi Ngữ văn 7
- doc Từ ghép Ngữ văn 7
- doc Liên kết trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Cuộc chia tay của những con búp bê
- doc Bố cục trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Mạch lạc trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- doc Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- doc Từ láy Ngữ văn 7
- doc Quá trình tạo lập văn bản Ngữ văn 7
- doc Những câu hát than thân
- doc Những câu hát châm biếm
- doc Đại từ Ngữ văn 7
- doc Luyện tập tạo lập văn bản
- doc Sông núi nước Nam Ngữ văn 7
- doc Từ Hán Việt Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) Ngữ văn 7
- doc Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) Ngữ văn 7
- doc Từ Hán Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Đặc điểm của văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Sau phút chia li (Trích chinh phụ ngâm khúc) Ngữ văn 7
- doc Bánh trôi nước Ngữ văn 7
- doc Quan hệ từ Ngữ văn 7
- doc Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Qua đèo ngang Ngữ văn 7
- doc Bạn đến chơi nhà Ngữ văn 7
- doc Chữa lỗi về quan hệ từ Ngữ văn 7
- doc Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) Ngữ văn 7
- doc Từ đồng nghĩa Ngữ văn 7
- doc Cách lập ý của bài văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngữ văn 7
- doc Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Ngữ văn 7
- doc Từ trái nghĩa Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người Ngữ văn 7
- doc Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Ngữ văn 7
- doc Từ đồng âm Ngữ văn 7
- doc Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Cảnh khuya Ngữ văn 7
- doc Rằm tháng giêng Ngữ văn 7
- doc Thành ngữ Ngữ văn 7
- doc Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Ngữ văn 7
- doc Tiếng gà trưa Ngữ văn 7
- doc Điệp ngữ Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Ngữ văn 7
- doc Làm thơ lục bát Ngữ văn 7
- doc Một thứ quà của lúa non: Cốm Ngữ văn 7
- doc Chơi chữ Ngữ văn 7
- doc Chuẩn mực sử dụng từ Ngữ văn 7
- doc Ôn tập văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Sài Gòn tôi yêu Ngữ văn 7
- doc Mùa xuân của tôi Ngữ văn 7
- doc Luyện tập sử dụng từ Ngữ văn 7
- doc Ôn tập tác phẩm trữ tình Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7