Đại từ Ngữ văn 7
Bài học với nội dung đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. eLib giới thiệu đến các em nội dung bài học đầy đủ và chi tiết nhất mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Thế nào là đại từ?
1.1. Khái niệm
- Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
- Ví dụ 1:
- Nam là học sinh lớp 7. Nó học rất giỏi → "Nó" là đại từ dùng để trỏ người ⇒ Trỏ Nam
- Mẹ mua cho em cây viết. Nó rất đẹp → "Nó" là đại từ dùng để trỏ vật ⇒ Trỏ cây viết.
- Ví dụ 2: Cậu ấy làm sao? → "Sao" là đại từ dùng để hỏi.
1.2. Vai trò ngữ pháp
- Đại từ có thể đảm nhiệm các chức vụ như sau:
- Chủ ngữ, vị ngữ trong câu
-
Ví dụ: Người học giỏi nhất lớp là nó (Vị ngữ)
- Phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ,...
-
Ví dụ: Cây tre Việt Nam nhĩn nhặn, thủy chung, bất khuất. Con người Việt Nam cũng đẹp vậy (Phụ ngữ của tính từ)
2. Các loại đại từ
2.1. Đại từ để trỏ
- Trỏ người, sự vật: "tôi, tao, tớ, chúng nó, họ"...
- Ví dụ
-
Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ tương lai.
-
Hôm qua, người về muộn nhất lớp là tôi.
-
Thế chúng nó không tới à?
- Trỏ số lượng: "bấy nhiêu, bao nhiêu"...
- Ví dụ
-
Tôi chỉ có bấy nhiêu thôi.
-
Bao nhiêu là đủ.
-
Bạn có bao nhiêu cái bánh
- Trỏ hoạt động: "thế"...
- Ví dụ
-
Sao bạn làm như vậy?
-
Làm thế được à?
2.2. Đại từ để hỏi
- Hỏi về người, sự vật: "ai, gì"...
- Ví dụ
-
Ai là người dũng cảm nhất?
-
Hoa này là hoa gì?
- Hỏi về số lượng: "bao nhiêu, mấy"...
- Ví dụ
-
Chiếc áo này gái bao nhiêu?
-
Nhà cậu có mấy người?
- Hỏi về tính chất, hoạt động, sự việc: "sao, thế nào"...
- Ví dụ
-
Anh ấy làm sao?
-
Con làm bài thi thế nào?
3. Luyện tập
Câu 1: Đặt câu với mỗi đại từ: ai, sao, bao nhiêu, thế nào có nghĩa trỏ chung.
Gợi ý trả lời:
Đặt câu:
-
Ai: Ai cũng vui mừng cho kết quả thi đấu của vận động viên chủ nhà.
-
Sao: Có ra sao thì anh ta vẫn sẽ đến đúng hẹn.
-
Bao nhiêu: Bao nhiêu bình gốm ở đây đều là do các nghệ nhân Bát Tràng tự tay làm ra.
-
Thế nào: Dù thế nào tôi cũng sẽ không bỏ cuộc.
Câu 2: Người ở đây là đại từ mang sắc thái ý nghĩa gì? Em hãy đặt một câu có đại từ Người mang sắc thái ý nghĩa như Tố Hữu đã dùng.
Gợi ý trả lời:
-
Từ Người trong câu thơ của Tố Hữu mang sắc thái ý nghĩa: tôn kính, kính trọng, yêu mến.
-
Câu em đặt: Bác Hồ - Người là vị lãnh tụ kính yêu, là người cha già của cả dân tộc.
4. Kết luận
Qua nội dung bài học Đại từ này, các em cần phải nắm được các kiến thức chính:
- Thế nào là đại từ, các loại đại từ.
- Rèn kĩ năng vận dụng những hiểu biết về đại từ để sử dụng tốt .
- Ý thức sử dụng đại từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
Tham khảo thêm
- doc Cổng trường mở ra Ngữ văn 7
- doc Mẹ tôi Ngữ văn 7
- doc Từ ghép Ngữ văn 7
- doc Liên kết trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Cuộc chia tay của những con búp bê
- doc Bố cục trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Mạch lạc trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- doc Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- doc Từ láy Ngữ văn 7
- doc Quá trình tạo lập văn bản Ngữ văn 7
- doc Những câu hát than thân
- doc Những câu hát châm biếm
- doc Luyện tập tạo lập văn bản
- doc Sông núi nước Nam Ngữ văn 7
- doc Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)
- doc Từ Hán Việt Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) Ngữ văn 7
- doc Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) Ngữ văn 7
- doc Từ Hán Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Đặc điểm của văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Sau phút chia li (Trích chinh phụ ngâm khúc) Ngữ văn 7
- doc Bánh trôi nước Ngữ văn 7
- doc Quan hệ từ Ngữ văn 7
- doc Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Qua đèo ngang Ngữ văn 7
- doc Bạn đến chơi nhà Ngữ văn 7
- doc Chữa lỗi về quan hệ từ Ngữ văn 7
- doc Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) Ngữ văn 7
- doc Từ đồng nghĩa Ngữ văn 7
- doc Cách lập ý của bài văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngữ văn 7
- doc Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Ngữ văn 7
- doc Từ trái nghĩa Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người Ngữ văn 7
- doc Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Ngữ văn 7
- doc Từ đồng âm Ngữ văn 7
- doc Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Cảnh khuya Ngữ văn 7
- doc Rằm tháng giêng Ngữ văn 7
- doc Thành ngữ Ngữ văn 7
- doc Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Ngữ văn 7
- doc Tiếng gà trưa Ngữ văn 7
- doc Điệp ngữ Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Ngữ văn 7
- doc Làm thơ lục bát Ngữ văn 7
- doc Một thứ quà của lúa non: Cốm Ngữ văn 7
- doc Chơi chữ Ngữ văn 7
- doc Chuẩn mực sử dụng từ Ngữ văn 7
- doc Ôn tập văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Sài Gòn tôi yêu Ngữ văn 7
- doc Mùa xuân của tôi Ngữ văn 7
- doc Luyện tập sử dụng từ Ngữ văn 7
- doc Ôn tập tác phẩm trữ tình Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7