Từ Hán Việt Ngữ văn 7

Nội dung bài học Từ Hán Việt dưới đây được trình bày đầy đủ và chi tiết nhất các kiến thức cần thiết. Mời các em cùng tham khảo.

Từ Hán Việt Ngữ văn 7

1. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt

- Khái niệm: Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt. Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.

- Ví dụ minh họa: Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt trong bài "Nam quốc sơn hà"

  • "Nam": phương Nam

  • "Quốc": nước

  • "Sơn": núi

  • "Hà": sông

→ Sông núi nước Nam.

- Cách dùng các yếu tố

  • "Nam": Có thể dùng độc lập như từ đơn hoàn chỉnh. Ví dụ: miền nam, phía nam, gió tây nam, ...
  • "Quốc", "sơn", "hà": không thể dùng độc lập như từ đơn. Ví dụ: không thể nói yêu quốc, leo sơn, lội hè

⇒ Phần lớn các yếu tố Hán Việt không dùng độc lập như từ mà dùng để cấu tạo nên từ ghép.

- Yếu tố đồng âm: Ví dụ: "Thiên": Có các nghĩa

  • Dời đi, di chuyển. Ví dụ: thiên lý mã, ...

  • Nghìn (năm). Ví dụ: thiên thu, thiên niên kỉ...

  • Trời. Ví dụ: thiên hạ, thiên tai, thiên ý, thiên thanh...

⇒ Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.

2. Từ ghép Hán Việt

2.1. Giải nghĩa yếu tố Hán Việt

- Các từ ghép Hán Việt trong bài "Nam quốc sơn hà"

  • Sơn hà: núi sông.

  • Xâm phạm: chiếm lấn.

→ Từ ghép đẳng lập.

- Các từ ghép Hán Việt trong bài ""Tụng giá hoàn kinh sư"

  • Giang san: sông núi.

→ Từ ghép chính phụ

⇒ Từ ghép Hán Việt có 2 loại chính (giống như từ ghép Thuần Việt): từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

2.2. Trật tự sắp xếp của các yếu tố Hán Việt trong từ ghép chính phụ

  • Ái quốc: yêu nước

  • Thủ môn: cầu thủ canh giữ cầu môn và được chơi bóng bằng tay

  • Chiến thắng: thắng trận trong cuộc chiến

→ Từ ghép chính phụ có yếu tố chính đứng trước yếu tố phụ ⇒ Giống với trật tự từ ghép Thuần Việt.

  • Thiên thư: sách trời

  • Thạch mã: ngựa đá

  • Tái phạm: tiếp tục phạm lỗi

→ Từ ghép chính phụ có yếu tố phụ đứng trước yếu tố chính ⇒ Khác với trật tự từ ghép Thuần Việt.

⇒ Trật tự sắp xếp trong từ ghép chính phụ Hán Việt là chính phụ và phụ chính

2. Từ ghép Hán Việt

2.1. Giải nghĩa yếu tố Hán Việt

- Các từ ghép Hán Việt trong bài "Nam quốc sơn hà"

  • Sơn hà: núi sông.

  • Xâm phạm: chiếm lấn.

→ Từ ghép đẳng lập.

- Các từ ghép Hán Việt trong bài 2.2Tụng giá hoàn kinh sư"

  • Giang san: sông núi.

→ Từ ghép chính phụ

⇒ Từ ghép Hán Việt có 2 loại chính (giống như từ ghép Thuần Việt): từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

2.2. Trật tự sắp xếp của các yếu tố Hán Việt trong từ ghép chính phụ

  • Ái quốc: yêu nước

  • Thủ môn: cầu thủ canh giữ cầu môn và được chơi bóng bằng tay

  • Chiến thắng: thắng trận trong cuộc chiến

→ Từ ghép chính phụ có yếu tố chính đứng trước yếu tố phụ ⇒ Giống với trật tự từ ghép Thuần Việt.

  • Thiên thư: sách trời

  • Thạch mã: ngựa đá

  • Tái phạm: tiếp tục phạm lỗi

→ Từ ghép chính phụ có yếu tố phụ đứng trước yếu tố chính ⇒ Khác với trật tự từ ghép Thuần Việt.

⇒ Trật tự sắp xếp trong từ ghép chính phụ Hán Việt là chính phụ và phụ chính

3. Luyện tập

Câu 1: Tìm từ Hán Việt có chứa yếu tố Hán Việt theo từng nghĩa:

Gợi ý trả lời:

- Trọng:

→ Nặng: trọng tải, trọng lượng,...

→ Cho là có ý nghĩa, cần chú ý, đánh giá cao: trọng điểm, trọng thưởng,...

- Báo:

→ Cho biết: thông báo, báo cáo,...

→ Đáp lại, đền đáp: báo ơn, báo đáp,...

- Thị:

→ Chợ: siêu thị,...

→ Thành phố: thành thị, thị dân, đô thị,...

- Danh:

→ Tên: địa danh,

→ Có tiếng tăm: danh nhân, danh tiếng,...

- Hành:

→ Đi: bộ hành, hành quân,...

→ Làm: tiến hành, đồng hành, thực hành,...

- Niên:

→ Năm: niên đại, niên kỉ, tất niên,...

→ Tuổi: trung niên, thiếu niên,...

- Khinh:

→ Nhẹ: khinh khí cầu,...

→ Xem thường, không coi trọng: khinh bỉ, khinh thường, khinh mạt,...

Câu 2: Trong Tiếng Việt có một số từ ngữ dùng hình dạng chữ Hán (còn gọi là chữ Nho) để miêu tả, so sánh động tác, hình dáng của con người. Cho biết nghĩa và hình dạng của chữ Hán, từ đó em hãy tìm âm của chữ hán trong các từ ngữ sau:

Gợi ý trả lời:

- Chân đi chữ ngũ.

- Kim tự tháp.

- Hình chữ nhật.

- Khuôn mặt chữ điền.

- Hội chữ thập đỏ.

4. Kết luận

- Như đã nêu trên, từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá tuy thực chất đều có nguồn từ chữ Hán, song nó hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, được người Việt coi như từ thuần Việt, trong đó có nhiều từ đã biến đổi ý nghĩa khi được thuần Việt. 

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM