Từ Hán Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
Nội dung bài học dưới đây sẽ cung cấp cho các em kiến thức cần thiết về việc sử dụng từ Hán Việt cho đúng. Đồng thời, tài liệu dưới đây sẽ giúp các em tránh việc lạm dụng từ Hán Việt quá nhiều. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Sử dụng từ Hán Việt
1.1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm
a. Ví dụ:
- Bác hàng xóm bên cạnh nhà tôi đã chết vào chiều hôm qua. Hôm nay bác được đem đi chôn, cả nhà bác ấy khóc lóc thảm thương vô cùng.
=> Để tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác nặng nề, ghê sợ, câu văn trên không nên dùng từ thuần Việt (chết, chôn) mà nên dùng từ Hán Việt (từ trần, mai táng). Khi dùng từ Hán Việt câu văn vì thế trở nên tế nhị hơn rất nhiều.
b. Kết luận:
Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán Việt để:
- Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
- Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.
- Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
1.2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt
a. Ví dụ:
(1) - Tôi khuyến cáo bạn không nên uống nước có màu, vì nó rất độc hại.
Tôi khuyên bạn không nên uống nước có màu, vì nó rất độc hại.
(2) - Ngày mai, là sinh nhật của tôi. Tôi yêu cầu bạn đến nhà tôi dự tiệc.
- Ngày mai, là sinh nhật của tôi. Tôi mời bạn đến nhà tôi dự tiệc.
=> Trong hai ví dụ trên, những từ in đậm là do lạm dụng từ Hán Việt quá nhiều. Cách lạm dụng này đã làm cho câu văn không tự nhiên, không thoải mái, nhẹ nhàng mà nó trở nên gay gắt.
b. Kết luận:
- Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời văn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
2. Luyện tập
Câu 1: Em hãy chỉ ra những từ Hán Việt được dùng trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của nó.
Trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử, đất nước ta phải trải qua bao trận chiến khốc liệt và đương đầu với nhiều kẻ thù mạnh. Nhưng với tinh thần đoàn kết và kiên cường trong chiến đấu, đất nước ta đã giành được nền độc lập như ngày hôm nay. Nhân dân ta đã chấm dứt hàng trăm năm sống dưới ách gông cùm, nô lệ của của thực dân, phong kiến. Và ngày hôm nay, cả dân tộc lại cùng nhau chung sức, tiếp tục xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, giàu đẹp. Đó là truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc ta.
Gợi ý trả lời:
- Các từ Hán Việt: đoàn kết, kiên cường, nô lệ, phong kiến, phồn vinh.
- Tác dụng: Nhấn mạnh truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đó là truyền thống đáng ngợi ca, nên dùng những từ Hán Việt trên thể hiện được thái độ trân trọng đối với truyền thống ấy của dân tộc.
Câu 2: Em hãy chọn từ ngữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống cho phù hợp.
- (đàn bà, phụ nữ)
+ Ba trăm một mụ ...
Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi.
+ ... là đối tượng mềm yếu cần được bảo vệ và nâng niu.
- (gia huấn, dạy bảo)
+ Những lời ... của cha mẹ tôi luôn làm theo.
+ Cấp trên ... cấp dưới là chuyện bình thường.
Gợi ý trả lời:
+ Ba trăm một mụ đàn bà
Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi.
+ Phụ nữ là đối tượng mềm yếu cần được bảo vệ và nâng niu.
+ Những lời dạy bảo của cha mẹ tôi luôn làm theo.
+ Cấp trên giáo huấn cấp dưới là chuyện bình thường.
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Biết cách sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm trong nhiều trường hợp cụ thể.
- Không nên lạm dụng quá nhiều từ Hán Việt.
- Dùng từ Hán Việt phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Tham khảo thêm
- doc Cổng trường mở ra Ngữ văn 7
- doc Mẹ tôi Ngữ văn 7
- doc Từ ghép Ngữ văn 7
- doc Liên kết trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Cuộc chia tay của những con búp bê
- doc Bố cục trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Mạch lạc trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- doc Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- doc Từ láy Ngữ văn 7
- doc Quá trình tạo lập văn bản Ngữ văn 7
- doc Những câu hát than thân
- doc Những câu hát châm biếm
- doc Đại từ Ngữ văn 7
- doc Luyện tập tạo lập văn bản
- doc Sông núi nước Nam Ngữ văn 7
- doc Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)
- doc Từ Hán Việt Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) Ngữ văn 7
- doc Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) Ngữ văn 7
- doc Đặc điểm của văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Sau phút chia li (Trích chinh phụ ngâm khúc) Ngữ văn 7
- doc Bánh trôi nước Ngữ văn 7
- doc Quan hệ từ Ngữ văn 7
- doc Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Qua đèo ngang Ngữ văn 7
- doc Bạn đến chơi nhà Ngữ văn 7
- doc Chữa lỗi về quan hệ từ Ngữ văn 7
- doc Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) Ngữ văn 7
- doc Từ đồng nghĩa Ngữ văn 7
- doc Cách lập ý của bài văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngữ văn 7
- doc Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Ngữ văn 7
- doc Từ trái nghĩa Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người Ngữ văn 7
- doc Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Ngữ văn 7
- doc Từ đồng âm Ngữ văn 7
- doc Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Cảnh khuya Ngữ văn 7
- doc Rằm tháng giêng Ngữ văn 7
- doc Thành ngữ Ngữ văn 7
- doc Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Ngữ văn 7
- doc Tiếng gà trưa Ngữ văn 7
- doc Điệp ngữ Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Ngữ văn 7
- doc Làm thơ lục bát Ngữ văn 7
- doc Một thứ quà của lúa non: Cốm Ngữ văn 7
- doc Chơi chữ Ngữ văn 7
- doc Chuẩn mực sử dụng từ Ngữ văn 7
- doc Ôn tập văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Sài Gòn tôi yêu Ngữ văn 7
- doc Mùa xuân của tôi Ngữ văn 7
- doc Luyện tập sử dụng từ Ngữ văn 7
- doc Ôn tập tác phẩm trữ tình Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7