Ôn tập văn bản biểu cảm Ngữ văn 7

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em hệ thống hóa lại những kiến thức đã học về văn biểu cảm. Từ đó, các em sẽ có nền tảng vững chắc về văn biểu cảm. Mời các em cũng tham khảo nhé!

Ôn tập văn bản biểu cảm Ngữ văn 7

1. Nội dung ôn tập

- Văn biểu cảm là kiểu văn bản bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của con người đối với thiên nhiên, cuộc sống.

- Các yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm:

+ Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, hãy dùng phương thức miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.

+ Các yếu tố miêu tả có vai trò làm nền tảng cho cảm xúc của người đọc, người viết.

+ Không thể biểu cảm một cách sâu sắc khi không có các yếu tự sự và miêu tả lợp lý.

- Các yếu tố tự sự trong văn biểu cảm:

+ Các yếu tố tự sự góp phần làm cho bài văn biểu cảm thêm cụ thể, sinh động hơn.

+ Cách tự sự góp phần khêu gợi cảm xúc, hồi tưởng về quá khứ cho người đọc.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy phân biệt văn tự sự và văn biểu cảm.

Gợi ý trả lời:

- Văn tự sự: Yêu cầu kể lại 1 câu chuyện (sự việc) có đầu có cuối; có nguyên nhân, diễn biết, kết quả nhằm tái hiện những sự kiện hoặc những kỉ niệm trong ký ức để người đọc, người nghe có thể nhớ, kể lại và hiểu về câu chuyện đó.

- Văn biểu cảm:

+ Thường là nhớ lại những sự việc trong quá khứ, những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm, từ đó nói lên cảm xúc qua sự việc.

+ Yếu tố tự sự trong văn biểu cảm không đi sâu vào nguyên nhân, kết quả của câu chuyện (sự việc) mà chỉ mang vai trò khêu gợi tình cảm của người viết.

Câu 2: Em hãy trình bày những hiểu biết của bản thân về cách làm một bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học.

Gợi ý trả lời:

- Bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.

- Bài văn nêu cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng phải có ba phần:

+ Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.

+ Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.

+ Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Củng cố, ôn lại những kiến thức trọng tâm về lý thuyết làm văn biểu cảm.

- Rèn kỹ năng tìm ý, tìm hiểu đề, lập dàn ý của bài văn biểu cảm.

- Kỹ năng khái quát, hệ thống kiến thức.

- Giáo dục ý thức tự giác học tập, có sự tưởng tượng, liên tưởng phong phú.

Ngày:22/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM